Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI

Âm và Dương
Sức mạnh của Âm và Dương phối hợp với nhau để tạo ra sự chuyển động và duy trì sự cân bằng của vũ trụ. Ở nơi làm việc, âm dương có thể liên quan tới các yếu tố hữu hình như kiểu sắp xếp và trang trí văn phòng, nhưng việc phân tích các ảnh hưởng của âm dương cũng áp dụng cho các hoạt động diễn ra trong công ty và mối quan hệ tương hỗ của những người làm việc ở nơi đây.

Thuyết âm dương ngũ hành với thời đại ngày nay
2. Một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Hoa cổ, trung đại
2.1. Thuyết Âm - Dương, Ngũ hành
ở Trung Hoa, những quan niệm triết lý về "âm - dương", "ngũ hành" đã được lưu truyền từ rất sớm. Tới thời Xuân thu - Chiến quốc, những tư tưởng về Âm dương - Ngũ hành đã đạt tới mức là một hệ thống các quan niệm về bản nguyên và tính biến dịch của thế giới.

a. Tư tưởng triết học về Âm- Dương
Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật; đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau là Âm và Dương.

"Âm" là một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính phổ biến của vạn vật như: nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn (2,4,6...). "Dương" là phạm trù đối lập với "Âm", phản ánh khái quát những tính chất phổ biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phía trái, số lẻ (1,3,5...). Nhưng hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau theo ba nguyên lý căn bản.

+ Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi là nguyên lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.

+ Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.

Hai nguyên lý này thường được các học giả phái Âm - Dương khái quát bằng vòng tròn khép kín (tượng trưng cho Thái cực, trong đó được chia thành hai nửa (đen trắng) và trong nửa này đã bao hàm nhân tố của nửa kia (trong phần đen có nhân tố của phần trắng và ngược lại), biểu hiện cho nguyên lý trong Dương có Âm và trong Âm có Dương.

+ Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý: Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại; đồng thời "Âm thịnh thì Dương khởi", "Dương cực thì Âm sinh".

Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật, phái Âm - Dương đã đưa ra lôgíc tất định: Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương - Thái Âm) và Tứ tượng sinh Bát quái ( Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận).

Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép là một động thái, một thời của vạn vật và nhân sinh, xã hội như: Kiền, Khôn, Bĩ, Thái, Truân...; Sự chú giải Kinh Dịch là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại khác nhau với những xu hướng khác nhau. Điều đó tạo ra một "tập đại thành" của sự chú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức phong phú và sâu sắc.

b. Tư tưởng triết học về Ngũ hành
Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng đi vào phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, những tương tác (tương sinh, tương khắc) với nhau. Đó là năm yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay, phía Tây, v.v.; Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc, v.v.; Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông, .v.v.; Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, phía Nam,.v.v.; Thổ tượng trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa,.v.v.

Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắc với nhau theo hai nguyên tắc:

+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.v.v.
+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ.v.v.

Sự hợp nhất giữa tư tưởng triết học Âm - Dương và Ngũ hành đã làm cho mỗi thuyết có sự bổ túc, hoàn thiện hơn, thể hiện điển hình ở chỗ: các quẻ đơn (Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài) đều được quy về Ngũ hành để biện giải và ngược lại, Ngũ hành cũng mang tính cách Âm - Dương. Chẳng hạn: Kiền - Đoài thuộc hành Kim; chấn - Tốn thuộc hành Mộc v.v. và Kim cũng có Kim Âm và Kim Dương; Mộc cũng có Mộc Âm và Mộc Dương.

Phần nhiều ở các văn phòng, dương có xu hướng thịnh hơn âm. Các đường thẳng của các bàn làm việc, ánh đèn huỳnh quang sáng trưng, màn hình vi tính, mặt sàn bóng loáng và các tủ hồ sơ bằng kim loại, bầu không khí ồn áo, náo nhiệt - tất cả đều là dấu hiệu của một môi trường đầy dương tính.

Phòng làm việc của chủ tịch và hội đồng quản trị thường nằm lánh xa nhịp sống sôi động hàng ngày của các phòng làm việc và chúng được trang trí thể hiện âm tính nhiều hơn, thường là các tác phẩm nghệ thuật và những gì thú vị thể hiện sự thịnh vượng của công ty. Ở một văn phòng sôi động, cây xanh có thể giúp làm dịu đi sự gay gắt của môi trường dương tính và các vật dụng trang trí có nước tượng trưng cho việc thu hút tài lộc vào khu vực tiếp khách và các khu vực khác.
Các hoạt động của văn phòng cũng chia làm hai loại: âm và dương. Những công việc hành chánh diễn ra đều đặn mỗi ngày mang tính âm. Còn công việc có tính hành động như ra quyết định và thực thi sách lược mang tính dương. Ví dụ: một cuộc họp kêu gọi sáng kiến thường diễn ra với sự tham gia của nhiều người, quanh một chiếc bàn, trong một căn phòng rực ánh đèn và rất thoáng rộng - gần như bạn có thể cảm nhận được một luồng năng lượng mạnh mẽ (dương khí) đang luân lưu khắp phòng.


Thỉnh thoảng, cuộc họp lại lắng dịu xuống (âm khí) khi người chủ trì cuộc họp tóm lược kết quả đã đạt được, trước khi họ lại xoay qua một đề tài nóng bỏng khác (dương khí). Chúng ta có thể thấy rõ sự tương phản của công việc mang đầy tính dương nêu trên với công việc đưa các ý tưởng đó vào thực thi. Công việc lập trình cho máy tính chẳng hạn, đòi hỏi ở bạn nhiều giờ làm việc lặng lẽ, âm thầm so với những lúc năng lượng dương phát tiết ra ngoài khi thất vọng vì công việc không tiến triển theo kế hoạch đã định. Trong dương luôn có âm và trong âm luôn có dương.

Con người cũng có thể xếp thành hai nhóm: dương tính và âm tính. Một số người bề ngoài rất năng động và tràn đầy nhiệt tình nhưng đôi khi họ rất dễ bị căng thẳng thần kinh và mắc bệnh do thể chất bị suy kiệt. Ngược lại, những người có tác phong chậm chạp, bình thản lại có khi làm các đồng nghiệp sửng sốt vì khả năng ứng phó với các tình huống khủng hoảng. Một vị giám đốc năng động, táo bạo có thể sẽ cần một trợ lý điềm tĩnh và biết giải quyết công việc có hiệu quả. Những người chuyên ra chủ trương, quyết định thường cần được bổ khuyết bằng những người biết thừa hành công việc để đưa ý tưởng của họ vào thực tiễn.

Ở môi trường công ty, âm dương phải được cân bằng để công việc chạy suôn sẻ. Một không khí làm việc quá dương tính cho thấy có khả năng công việc không chạy, đưa tới tình trạng căng thẳng. Nhưng nếu nó quá âm tính, có thể năng suất công việc thấp, công ty ở trong tình trạng trì trệ, không bắt kịp xu hướng mới trong kinh doanh. Như ta đã thấy, tính khí con người hoặc là âm hoặc là dương và chúng được thể hiện rất rõ ở nơi làm việc. Thừa nhận người khác làm việc và cư xử khác mình ra sao là điều rất quan trọng trong việc điều chỉnh và mang lại bầu không khí thuận hòa cho công ty.

Các yếu tố làm cho Văn phòng có tính Dương:

Máy móc, điện thoại và fax, bàn làm việc hình chữ nhật, rèm cửa, tủ hồ sơ bằng kim loại, lượng người qua lại, các cuộc nói chuyện, cách trang trí đèn, bề mặt phản chiếu.

Công việc có tính dương:

Đóng góp ý kiến, hạn định về thời gian,tiếp thị, bán hàng, xúc tiến mậu dịch.

Loại người dương tính:

Nhiệt tình, năng động, sáng ý, chính xác
Các yếu tố làm cho Văn phòng có tính Âm:
Giấy tờ, thảm, màn cửa, tác phẩm nghệ thuật, vật dụng nội thất có màu tối, chỉ có một người làm việc, tủ hồ sơ bằng gỗ, giấy dán tường, bề mặt trang trí hoa văn.

Công việc có tính âm:

Hành chính, sáng tạo, sản xuất, đóng gói bao bì, xét duyệt lại.

Loại người âm tính:

Sẵn sàng tiếp nhận, sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, ngăn nắp, trật tự, khoa học.

Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.

Theo Blogphongthuy


Thuyết Âm dương ngũ hành có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đối với tư tưởng của người phương đông xưa nay.Có lúc học thuyết này còn bị lợi dụng bóp méo để phục vụ cho những quyền lợi và mục đích chính trị của tầng lớp cai trị, làm mê hoặc mị dân.Nhưng khi nhìn những mặt đúng đắn của học thuyết thì thấy vẫn còn những giá trị phù hợp với thời đại ngày nay.
Quan niệm xưa cho rằng sự vật hiện tượng trong thế giới luôn bao hàm những mặt đối lập vừa bổ sung lại vừa phủ định nhau là âm dương,sự chuyển hóa qua lại giữa chúng là nguồn gốc sinh ra vạn tượng:
Trời-Đất,Trên -dưới,đực -cái,nam-nữ,ngày-đêm,trong-ngoài,cương cứng-nhu mềm,tấn công-phòng thủ,ít-nhiều,mạnh-yếu,nóng- lạnh,giãn nở-co thắt,nhanh-chậm,cho-nhận,phân giải -tổng hợp,Căng cứng-thả lỏng thư giãn.........
Các tư tưởng bảo vệ cho trật tự xã hội,muốn duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền thì đưa ra tư tưởng "âm ty dương tôn",trọng nam khinh nữ,bề tôi phải phục tùng vua...Nhưng vẫn có Lão tử cho rằng"Âm cực thì dương sinh',không có âm thì không có dương,có cái đơn giản mới có cái phức tạp,tháp cao 9 tầng bắt đầu từ vài sọt đất...đó là những tư tưởng có tính cách mạng khi bắt đầu nhìn ra vai trò của những mặt có tính quyết định sẽ làm động lực cho đấu tranh phát triển.
Ngày nay chúng ta khi đang đấu tranh để giải phóng phụ nữ,bình đẳng giới. Nếu nhìn vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì họ là lực lượng sản xuất chính,sinh con,nuôi con,làm các công việc trong nhà, còn người đàn ông thì đại diện cho quan hệ sản xuất, có quyền quản lí,sở hữu.Ngày nay chúng ta từng bước xóa bỏ tính phân hóa giai cấp trong gia đình,xây dựng quan hệ mới tiến bộ hơn.Trước kia người phụ nữ không thể có điều kiện làm lãnh đạo,khoa học,hoạt động xã hội vì công việc nhà nhưng ngày nay công cụ lao động,máy móc hiện đại,tư tương chia sẻ của nam giới cũng đã hình thành nên phụ nữ có thời gian để đi làm các việc khác giống như việc máy móc đã giải phóng sức lao động cho nông dân chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp hình thành công nhân.
Có một thuyết khác trái ngược với triết lí thái cực là triết lí vô cực.Vô cực là trạng thái nguyên thủy và cũng là cái đích cao nhất của sự phát triển.Đó là lúc không có các mặt đối lập,không phân hóa,không tranh đấu,không âm không dương,bình đẳng,hợp nhất thành một khối,dứt điểm mâu thuẫn.Trong tư tưởng về cái tĩnh của triết học phương đông thì có cái tĩnh tương đối và tĩnh tuyệt đối,tĩnh tuyệt đối chính là trạng thái vô cực, còn tĩnh tương đối là trạng thái tạm thời cân bằng đứng yên.
Trước kia người ta cho rằng phân hóa giai cấp là vĩnh viễn,các mặt đối lập chỉ chuyển từ trạng thái phân hóa này sang trạng thái phân hóa mới vì họ dựa vào triết lí thái cực .Dân hạ bệ ông vua này thì ông vua khác lại lên cứ thế cái vòng luẩn quẩn tiếp diễn...Thuyết Vô cực làm chúng ta càng có cơ sở để tin rằng xã hội nguyên thủy vốn không có phân hóa đấu tranh giai cấp thì cuối cùng sẽ lại phát triển quay về trạng thái thống nhất xóa bỏ phân hóa giai cấp.Ngày nay chúng ta đang hội nhập,văn hóa có sự gắn kết các tinh hoa của nhau,ngôn ngữ cũng có sự học hỏi lẫn nhau,con người ngày nay có thể mang trong mình dòng máu của ngiều dân tộc,quốc gia vì bố người Âu mẹ người Á là chuyện bình thường,nhiều nước còn liên kết thành một tổ chức kinh tế để thống nhất với nhau cho ra đồng tiền chung, bằng con đường hợp tác hoặc cạnh tranh thì các đơn vị kinh tế càng lúc càng chuyển từ cá thể chuyển sang quy mô lớn với sự sáp nhập lại , đấu tranh chống phân biệt chủng tộc,đấu tranh chống tư tưởng bá chủ cường quốc ,dân tộc cực đoan ...đã chứng tỏ con người đang có xu hướng thành công dân của Trái đất ngôi nhà chung,củng cố cho triết lí hợp nhất làm một.

Thuyết ngũ hành trước kia cho rằng 5 yếu tố Mộc-hỏa-thổ-kim-thủy là khởi nguyên cơ bản của thế giới tương ứng với sự tương sinh,tương khắc có các biểu hiện sau:
xanh-đỏ-vàng-trắng-đen
chua -đắng-ngọt-cay-mặn
giận-mừng-lo-buồn-sợ
xuân-hạ-giữa hạ-thu-đông
phong- thử- thấp- táo -hàn
Can- tâm -tỳ -phế -thận
sinh -trưởng- hóa- thu -tàn
................................
Sách y học xưa kể có cậu ấm thi đỗ mừng quá phát điên cứ cười nói lảm nhản.Ông thầy thuốc bảo rằng bệnh này không có gì chữa được chỉ còn cách về chuẩn bị tang lễ trước,cậu ấm sợ quá trên đường về khỏi bệnh lúc nào không hay.Sợ thuộc hành thủy,mừng thuốc hành hỏa.thầy thuốc đã dùng thủy khác chế hỏa để chữa bệnh cho cậu ấm.
Ngày nay Đông y học cổ truyền vẫn tiếp tục vận dụng thuyết ngũ hành vào chữa bệnh,ngoài ra còn có võ thuật,khí công .Nói về võ thuật có trường hợp một anh rất khỏe có thể cầm 2 quả tạ tay nâng lên xuống vài trăm cái,đứng lên ngồi xuống cũng vài trăm lần nhưng khi cho tập theo trường phái tĩnh đứng trung bình tấn,cầm hai quả tạ giữ bất động thì anh ta chỉ trụ được một lúc trong khi những nhà khí công,yoga có thể đứng 1 chân,đứng tấn hàng giờ ,hàng ngày thậm chí còn hơn...
Quan niệm ngày nay thì không còn bó hẹp trong 5 yếu tố và luật tương sinh tương khắc như ngày xưa nữa,trong 1 sự vật luôn có nhiều yếu tố cấu thành,trong đó có yếu tố đóng vai trò quyết định làm động lực cho tất cả phát triển.Sự vật hình thành các thuộc tính là nhờ các mối liên hệ với bên ngoài,nên có thể coi sự vật là thể thống nhất của các mối liên hệ cụ thể trong đó sẽ có mối liên hệ cơ bản tạo ra thuộc tính có tính quyết định trong lòng sự vật.Ví dụ như con người có thể quan hệ với nhiều tổ chức,tập thể nên anh ta có thể vừa là bác sĩ,vừa là người cha,vừa là thành viên của câu lạc bộ dưỡng sinh...nhưng mối quan hệ nào cơ bản nhất thì sẽ tạo ra thuộc tính cơ bản có vai trò tiên quyết trong sự phát triển của anh ta.Cái này phát triển thì cái kia phát triển theo là sự tương sinh,yếu tố này phát triển phải phụ thuộc,đảm bảo phù hợp cân đối với yếu tố kia là sự tương khắc.
Trong giáo dục:Học sinh-phụ huynh-báo chí-dư luận-quốc hội-bộ giáo dục-giáo viên-học sinh....Ở thể thống nhất này thì yếu tố đóng vai trò tiên quyết chính là học sinh,có học sinh đi học mới hình thành hội phụ huynh,mới có thầy giáo,phụ huynh phản ánh thì mới có dư luận và quốc hội mới quản lí.Mọi hành động đều phải hướng tới học sinh,phải đảm bảo phù hợp để học sinh phát triển.

Nguồn Sưu Tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét