Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

CUNG PHI





- CÁC BẠN XEM TUỔI CỦA MÌNH LÀ TUỔI NÀO, RỒI DÓNG THEO HÀNG NGANG XEM MÌNH LÀ NAM HAY NỬ, XEM CUNG PHI CỦA MÌNH LÀ CUNG GÌ. CHÚC CÁC BẠN VUI KHỎE.

DỰ ĐOÁN NGŨ HÀNH THEO LỤC DIỆU

Dự đoán theo Lục diệu

Đây là cách dự đoán nhanh theo Tọa độ Không-Thời gian can chi.

Lục diệu là 6 ngôi sao được an ở các cung trên bàn tay trái như sau :

Cung Tý là Đại an
Cung Sửu là Lưu niên
Cung dần là Tốc hỷ
Cung Tị là Xích khẩu
Cung Ngọ là Tiểu Cát
Cung Mùi là Không vong .


1/ Đại an :
Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trach ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bênh tất bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Tháng giêng tháng 8 mưu cầu có ngay .

2/ Lưu niên :
Lưu niên mọi việc khó thay .
Mưu cầu lúc chửa sáng ngày mới nên.
Việc quan phải hoãn mới yên
Hành nhân đang tính đường nên chưa về
Mất của phương Hỏa tìm đi
Đề phong khẩu thiệt thị phi lắm điều.

3/ Tôc hỷ :
Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề

4/Xích khẩu :
Xích khẩu lắm chuyên thị phi
Đề phòng ta phải lánh đi mới là
Mất của kíp phải dò la
Hành nhân chưa thấy ắt là viễn chinh
Gia trạch lắm việc bất bình
Ốm đau vì bởi yêu tinh trêu người.

5/ Tiểu cát :
Tiểu cát mọi việc tốt tươi
Người ta đem đến tin vui điều lành
Mất của Phương Tây rành rành
Hành nhân xem đã hành trình đến nơi
Bệnh tật sửa lễ cầu trời
Mọi việc thuận lợi vui cười thật tươi

6/ Không vong :
Không vong lặng tiếng im hơi
Cầu tài bất lợi đi chơi vắng nhà
Mất của tìm chẳng thấy ra
Việc quan sự xấu ấy là Hình thương
Bệnh tật ắt phải lo lường
Vì lời nguyền rủa tìm phương giải trừ .

- Người học tinh thông với những kiến thức trên cũng đủ để xoay chuyển tình thế xấu thành tốt, thân tặng những người có duyên và ngộ đạo.Thân chào các bạn

CÁCH TÍNH TRÙNG TANG LIÊN TÁN

Cách Tính Trùng Tang

Dân gian Á Đông xưa rất quan tâm đến nghi thức an táng cho người vừa mới mất. Người xưa cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu tới những người thân cùng huyết thống đang sống. Do vậy, họ có nhiều nghi thức tế lễ, an táng cho người mới ra đi vào cõi vĩnh hằng. Một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu đó là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “nhập mộ” hay gặp phải “Thiên di”, “Trùng Tang”
- “Nhập mộ”: là người mất “ra đi” và được “nằm xuống” vĩnh viễn , không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tốt.

- “Thiên di”: là dấu hiệu ra đi do “trời định”, người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trời.

- “Trùng Tang”: là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lại. Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải Trùng Tang mà không có “nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “TRẤN TRÙNG TANG.
Cách tính như sau:

- Bắt đầu từ địa chi: DẦN -> MẸO->THÌN->TỊ->NGỌ->MÙI->THÂN->DẬU->TUẤT->HỢI
->TÝ-SỬU.
***** TRÙNG TANG ĐƯỢC TÍNH THEO CHI NHƯ SAU

- 4 cung sau là trùng tang: dự báo sẽ có người thân chết theo: Dần - Thân Tỵ - Hợi.
-  4 cung sau là thiên di: Dự báo con cháu sẽ phải chia ly, tài sản phân tán, tranh chấp kiện tụng:
Tý - Ngọ - Mão - Dậu.
-  4 cung sau là Nhập mộ: Dự báo vong chết không phạm trùng tang. mãn kiếp sa bà, con cháu làm ăn thịnh vượng, phát tài , sai lộc:
Thìn - tuất - sửu - mùi

Đối với nam, thì tính từ cung dần, tính xuôi.
Đối với nữ, thì tính từ cung thân, tính ngược.
tính tuổi chết, tính đến đâu thì ghi lại cung đó; tính tiếp đến tháng chết; ghi lại cung đó.... sau khi tính xong thì kết luận.
cứ mỗi cung nhập mộ thì trừ được một cung trùng tang.
Ví dụ: Ông cụ vong, thượng thọ 82 tuổi, mất 5g15' ngày 6 tháng 3 âm lịch. (giờ mão)
bạn vẽ 1 bảng tính trùng tang như sau:

- Dần - mão - thìn - tỵ - ngọ - mùi - thân - dậu - tuất - hợi - tý - sửu.

Bắt đầu tính:
*tính năm:
10 tuổi tại cung dần
20 tuổi tại cung mão
30 tuổi tại cung thìn
40 tuổi tại cung tỵ
50 tuổi tại cung ngọ
60 tuổi tại cung mùi
70 tuổi tại cung thân
80 tuổi tại cung dậu
các tuổi lẻ cũng tíng là 1 cung.
81 tuổi tại cung tuất
82 tuổi tại cung hợi

-Năm chết phạm trùng tang.

*Tính tháng:
cách tính tháng là tính vào cung sau cung tính năm; khởi từ tháng giêng.
tháng giêng: cung tý
tháng hai: cung sửu
tháng 3: cung dần

-Tháng chết phạm trùng tang.

- Tính ngày
tính ngày vào cung kế tiếp cung cuối cùng của tính tháng. khời từ ngày mùng 1
ngày 1 cung mão
ngày 2 cung thìn
ngày 3 cung tỵ
ngày 4 cung ngọ
ngày 5 cung mùi
ngày 6 cung thân

- Ngày chết phạm trùng tang

*Tính giờ chết
giờ chết được tính theo cung kế tiếp cung cuối cùng của ngày chết. khởi từ tý.

giờ tý cung dậu
giờ sửu cung tuất
giờ dần cung hợi
giờ mão cung tý

-Giờ chết phạm thiên di.

*Kết luận:

Cụ Ông chết phạm 3 trùng tang, 1 thiên di. Huyết thống sẽ chết thao trong giai đoạn chưa mãn tang từ 3 - 6 người. sau đó con cháu ly tán, thất lộc.


****Cách tính trùng tang cho nữ cũng tương tự, nhưng tính theo biểu đồ sau:

Thân - mùi - ngọ - tỵ - thìn - mão - dần - sửu - tý - hợi - tuất - dậu.

****CÁC BẠN LƯU Ý THÊM NGÀY CHÔN NGƯỜI ĐÃ MẤT.

-
Trong phép tính trùng tang ta phải biết tiên lượng :trùng ngày nặng nhất-Trùng thất xa.
-Trùng tháng nặng nhì-Trùng tam xa.
-Trùng giờ nặng 3-trùng nhị xa
-Trùng năm nhẹ nhất -trùng nhất xa.
+Ngoài ra cứ chết vào năm tháng ngày giờ :dần,thân,tỵ,hợi thì cũng bị trùng tang theo phương đồ trên .Năm tính năm,ngày tính ngày...
+Còn phải xem người chết chôn vào ngày nào nữa để tính, nếu chết chôn:
-Tháng giêng:ngày 7-19
-Tháng 2,tháng ba:ngày 6-18-30.
-Tháng tư:ngày 4-16-28.
-Tháng năm,tháng sáu:ngày 3-15-27.
-Tháng bảy:ngày 1-12-25.
-Tháng tám,tháng chín:ngày 12-24.
-Tháng mười :ngày 10-22.
-Tháng 11-tháng chạp:ngày 9-21.
Nếu người chết mà chôn vào các ngày trên thì trong vòng ba tháng hoặc là ba năm sẽ có cha mẹ ,con cháu,anh em ruột chết nữa.Bài này khá linh nghiệm xin nhớ kỹ.
Khi thấy bị phạm những điều trên rồi ,gia chủ nên tìm thầy giải hạn ngay,nên tìm các thầy tu ,cao tăng,ngoài đời thường rất hiếm.Chớ coi thường
(CÁC BẠN PHẢI CẨN THẬN, VÌ SẼ BỊ LỪA KHI TANG GIA GẶP BỐI RỐI, PHẢI KIẾM NGƯỜI AM HIỂU, KHÔNG THÌ MANG VẠ VÀO THÂN)
- NGOÀI NHỮNG ĐIỀU TRÊN CHÚNG TA CÒN PHẢI XÉT ÂM DƯƠNG CAN CHI NGỦ HÀNH CỦA NGƯỜI MẤT VÀ CON CÁI TRONG GIA ĐÌNH NHẰM TÌM CÁCH TRẤN CHO YÊN LÀNH GIA ĐẠO.

THÂN CHÀO

THẦY TRÍ

PHƯƠNG VỊ ĐÀO GIẾNG SAO CHO TỐT

Phương thức khoan,đào giếng...



Sau đây là một số kinh nghiệm dân gian về cách đào và khoan giêng
sưu tầm về đẻ tham khảo và kiểm chứng .


1/. Ở các phương Bát Quái :


Giếng ở các phương :
_ Càn : Bị đầu nhọt lỡ, chân tê liệt, thắt cổ tự vận, bị tai nạn gãy nát đùi.
_ Khảm : Bị trộm cướp , nhiều bệnh tật.
_ Cấn : Vượng tài nhưng không con.
_ Tốn : Tài lộc đại phát.
_ Ly : Mắt yếu.
_ Khôn : Giàu có , thịnh vượng.
_ Đoài : Đại dâm, ứng vào thiếu nữ ; không con.

2/. Ở các phương Địa Chi :

Giếng ở các phương :
_ Tý : Sẽ sinh ra người điên cuồng.
_ Sửu : Anh em không hòa thuận, nhà có người bị câm điếc , đui mù.
_ Dần : Bị hỏa tai, bệnh hoạn.
_ Mẹo : Bị tai bay vạ gió, bệnh tật.
_ Thìn : Mọi việc đều bất lợi , gia trưởng bị nạn trước, rồi đến người nhà , có người nhảy sông tự trầm.
_ Tị : Đạt công danh nho nhỏ.
_ Ngọ : Mọi việc đều bất lợi.
_ Mùi : Có công danh , giàu sang.
_ Thân : Bị trộm cướp , khó sinh đẻ.
_ Dậu : Trước xấu sau tốt.
_ Tuất : Con nhỏ chết, con lớn bệnh, mọi việc đều bất lợi.
_ Hợi : Con cháu thông minh , thịnh vượng.

3/. Ở các phương Thiên Can :

Giếng ở các phương :
_ Giáp : Sẽ được nhiều của , nhưng nhiều bệnh tật.
_ Ất : Trai , gái đều xinh đẹp.
_ Bính : Được làm quan cao.
_ Đinh : Vượng về lộc và con trai.
_ Canh : Sẽ giàu có.
_ Tân : Nam nữ trong nhà đều trong sạch, sống có đạo đức.
_ Nhâm : Phát tài , vượng nhân đinh nhưng thường có quái tật.
_ Quý : Giàu có, vàng bạc đầy nhà.

Các phương Giáp , Bính , Canh , Nhâm có Giếng, nếu gần suối sâu thì nam nữ trong nhà đều dâm loạn.

* * *
1. Không nên để nước ô uế tràn vào Giếng.
2. Làm nhà trên Giếng cũ thì bị thưa kiện.
3. Giếng sâu quá thì không tụ tài , cô quả , dâm dật.
rộng quá thì không vượng đinh, của cải lại mất dần.
dài mà sâu thì thoái tài, hại nhân khẩu.
sâu mà làm chỗ đất cao thì đàn bà trong nhà làm loạn.
4. Giếng làm sát bên phòng ngủ mà có thai thì sẽ trụy thai.
5. Trồng hoa bên Giếng thì sẽ cờ bạc, xa hoa.
6. Đắp tường quanh Giếng thì sẽ...yêu con ở.

NGOÀI NHỮNG ĐIỀU TRÊN CHÚNG TA CÒN THAM KHẢO NHỮNG ĐIỀU KHÁC TÙY THUỘC VÀO PHƯƠNG VỊ HUYỀN KHÔNG NỬA

KHOA XEM CHÂN GÀ

Sách nầy do Bảo Trai Đường chép để lại từ ngày 7 tháng 7 năm Thiệu Trị thú bảy.
Theo lời Ông nầy nói :
Ta thuật lại lời của Thánh để di truyền cho đời sau nếu người nào quan tâm với đạo Thánh hiền mà bỏ tà quy chính , hãy dạy cho đấy! Sách nầy nói rõ nghĩa lý thông tường, rõ ràng huyết mạch, muôn phần không mất một.

Quyển Khoa xem Chân gà nầy .

Bảo Trai Đường
kính chép

Làm phương châm đoán về địa mạch.
(Dịch từ bản chữ Hán ra quốc ngữ)

Khi có trái đất, ban đầu còn mênh mang, hổn độn chưa có ai xét đoán được.
Đến thời kỳ có loài người mới phôi thai, có Cụ Bàn Cổ mới lập ra thái cực mà chia ra lưỡng nghi.
Đến thời kỳ qua Phục Hy mới định ra âm dương mà vạch ra bát quái.
Đến đời Văn Vương nhà Chu mới diễn ra Kinh Dịch.
Đến đời Xuân Thu có Ông Lỗ Ban va Đức Khổng tử mới lập ra hệ thống từ và chữ.
Đến đời Ông Lý Thuần mới làm ra Khoa bói tẩu mã.
Tiếp đến Bà Cữu Thiên Huyền Nữ Phạm thị Chân tiên sư lập ra Khoa bói Chân Gà nầy, đã thâu tóm các sự bí ẩn của Trời Đất , quán triệt được những niểm vui hoặc gở đưa lại cho nhân gian, lại biết được sự vận chuyễn của mạch cục , khí đất động lãng rắn mềm ...
Dùng ngón to (ngón giữa của chân Gà) làm vị trí của Huyền Vũ.
Định ngón cun (ngón út nhỏ ngắn) làm hệ Chu tước.
Lấy ngón trong của chân Gà làm hệ Thanh Long.
Dùng ngón ngoài của chân Gà làm hệ Bạch hổ.
Lấy cung Ngọ là Hõa là vị trí của Đằng xà nên lấy cái đó làm Huyệt pháp .


Lấy cung giữa (còn gọi là đốt hay là dóng) ở ngòn giữa của chân gà làm cung Thổ là vị trí của Câu Trần.
Lấy đó mà định làm nơi tôn quý (là mồ mã tổ tiên giòng họ và về sau thuộc về giòng san nào).
Nếu vị trí Thổ lệch sang ngón trái thì lấy đó là vị trí Câu trần.
Nếu cung Thổ lệnh thiên sang ngón phải thì định là vị trí của Đằng xà đó cũng là vị trí chỉ cho về Lục Thân, nếu ở chổ đó có huyết hồng tươi là Chân long (tức là đất tốt có mạch).
Cung giữa của ngón giữa (ngón dài) còn gọi là cung Ngũ hào, nếu thấy hết sắc tươi và như tơ nhỏ ấy là huyệt đãi người hiền (cái huyệt đó) .
Thứ nữa là tìm Long mạch, định tên của các ngôi Bát quái mà biết được thịnh suy.
Lại nói rộng ra, sét các quẻ hào, nắm được mười đơn vị bảng thiên can như ở trên bàn tay: (10 đơn vị thiên can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh,Tân,Nhâm,Quý) và khởi tính được ngũ hành : (ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hõa, Thổ).
Phải biết được âm dương có thuận? Phải xét trong ngoài, xếp đặt được các cung Bát quái:
Càn, Khãm, Cấn, Chấn, mà thấy ở đó huyền sắc trôi chảy, nguyên vẹn, không pha trộn, Dương trôi chảy là thuận.
Thấy âm chảy rẽ khác ra là nghịch. Xét ở cung : Tốn, Ly, Khôn, Đoài, cần gấp rút them vào : Thấy


Sinh là lợi cho mình, thấy ngang ra là khắc , khac là ngược lại không hợp lý .
Không động ây là đất chỉ để mà tạm chôn mà thôi vì đó là đất không có mạch.
Thấy loạn động ấy là hồn phách không yên.
Có điểm đen ấy là phúc ít , họa nhiều . Thấy hưu tù tức là thấy huyết ở các cung nói trên có ngắt ngừng lại thì người nhà gặp tai ương , súc vật trong nhà sẽ ói chết bớt .
Riêng vị trí cung Ngọ thấy huyết hồng tươi loang lỗ là mộ đó ở về phương Nam có ám .
Thấy ở cung Tốn có hỷ sắc tươi tốt đó là điềm có bang bút chỉ khoa (ý nói là con cháu đổ đạt) . Ở nơi đầu mố thấy có huyết đọng là vượng lâu dài.
Các hào vị thấy có huyết đen, đỏ ngắt ngừng lại là phúc ít vì bị hãm .
Thấy ngón trong và ngón ngoài quay hướng vào nhau nghĩa là điềm mau chóng . Nếu ngón trong và ngón ngoài vẫy qua vắc lại (vênh váo không quay vào nhau) là hiện tượng chậm chạp.
Thấy trùng động là ba đầu móng ở ba đầu ngón, cả ba đều cúi cám gục lồng bên nhau hoặc trùng khắc (là xung khắc lồng lớp lên nhau) ; đó là cái thế sơn thuỷ bức bách xâm phạm mạnh (là sơn thủy cưỡng bách).
Thấy hỷ động , hỷ giao (là đầu ngón giữa ngẫng lên lại có ngón khác ở đầu móng cúi xuống và giao vào nhau) ấy là long hổ trùng điệp ứng gấp
*Mong mọi người ngộ được nhiều điều hay để xem chân gà cho gia đình mình trong một năm mới

Kính bút

Thầy Trí

AM DƯƠNG NGŨ HÀNH HÀ ĐỒ LẠC THƯ

Âm Dương Ngũ Hành

DỊCH KINH
Phỏng theo Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu thì KINH DỊCH được làm ra do bốn ngài Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, và Khổng Tử. Ngài Phục Hy vạch ra tám quẻ (đơn), và mỗi quẻ chồng thêm một (quẻ), tám lần thành ra 64 quẻ (kép); Ngài Văn Vương làm soán từ vào dưới 64 quẻ; đến con Ngài là Thánh Chu Công, lại làm Hào-từ đặt vào dưới 384 hào; Đức Khổng Tử lại thể-ý tùy thời của ba Thánh trước mà làm thêm bản Thập Dực. Dực nghĩa là cánh của con chim, vì Khổng Tử cho rằng sách của ba vị Thánh trước đã đủ hình con chim rồi, bây giờ thêm lông cánh nữa là hoàn toàn.
Nếu ai đã từng học qua Dịch đều biết rằng mấy ngàn năm qua, đã có không biết bao nhiêu học giả tranh luận sinh tử về việc ai sáng lập ra Dịch Kinh. Vô hình chung, hình như, họ đã đặt trọng tâm sai chỗ! Trên thực tế, ai làm ra cũng chẳng quan trọng lắm, mà chúng ta học được gì nơi Dịch Kinh mới thật sự là quan trọng!
A. Dịch là gì?
- Dịch là Bất Dịch, Giao Dịch, và Biến Dịch.
Bất Dịch có nghĩa là không thay đổi. Ví như ta là người con trai (Dương) hay con gái (Âm) Việt Nam thì dù ta có thay tên Mỹ, đổi họ Mỹ, và đang ở Mỹ cũng vẫn là người con trai (Dương) hoặc con gái (Âm) Việt Nam (cái gốc).
Giao Dịch là hòa hợp, trao đổi cho nhau. Bất Dịch là nguyên thể (Thể); Giao Dịch là ứng dụng (Dụng). Ví như ta là người Việt Nam ở Mỹ và lấy một cô đầm (Âm) hay một anh Mỹ (Dương) rồi đẻ con, đó là Giao Dịch.
Biến Dịch là biến hóa, thay đổi. Cũng như ta là người Việt Nam (Bất Dịch) lấy vợ (Giao Dịch) Mỹ thì hiển nhiên con ta sanh ra (Biến Dịch) phải là Việt Nam lai Mỹ. Không thể nào là người Việt chánh gốc được. Đó là Biến Dịch.
Ví dụ: nguyên thủy của một người con trai (Dương) hoặc một người con gái (Âm) là bất-dịch. Nhưng khi giao-dịch sinh ra trai hay gái, ấy là do giao-dịch mà thành biến-dịch. Khi đã biến-dịch rồi thì bản thể nguyên thủy của trai vẫn là trai và gái vẫn là gái. Đó là do biến-dịch mà hoàn lại bất-dịch vậy.
Cái lý mầu nhiệm của Dịch là tùy thời, tùy lúc, và tùy phương tiện mà hòa hợp, sử dụng nên người nào câu nệ ở từ-ngữ, ý niệm, tư tưởng hoặc thí dụ, mà trụ chấp vào đó thì không thể nào hiểu sâu xa được. Đó chỉ là những phương tiện, “ví như chiếc thuyền đưa ta qua bên kia sông, khi lên bờ rồi không thể mang chiếc thuyền ấy theo được” (Kinh Kim Cang). Hoặc “nhân ngón tay mà nhìn mặt trăng vậy, đừng nhìn ngón tay mà quên mất cái ánh sáng huyền diệu của ánh trăng” (Kinh Viên Giác).
B. Muốn học Dịch thì phải biết chữ Thời.
Bởi thế, Thầy Thiệu Khang Tiết mới nói rằng: “Chu-Dịch nhất bộ, khả nhất ngôn dĩ tế chi, viết Thì”. Toàn bộ Dịch chỉ một chữ Thì mà bao trùm được hết! Lúc cần phải dừng lại thì dừng lại, lúc cần phải hành động thì hành động; động tịnh mà đúng lúc đúng thời là “kỳ đạo quang minh”. Chính bởi vì thời có biến-dịch, nên Dịch lý mới biến-dịch.
Như ta thấy thời gian trong vũ trụ từ một giờ đến một ngày, một tháng, một năm, hay một đời người, thay đổi biến hóa không ngừng. Hết ngày tới đêm, hết đêm tới ngày cứ luân chuyển từng giờ, từng ngày, từng tháng, tạo thành Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hết năm này qua năm khác, bốn mùa cứ biến-dịch rồi hoàn lại bất dịch. Vậy nên đêm thì ngủ, ngày thì thức và làm việc; mùa Hạ thì dùng máy lạnh, mùa Đông thì dùng máy sưởi. Đây chỉ là những điển hình của lẽ tự nhiên, nhưng nếu suy rộng ra ta có thể nhân đó mà tu thân, sửa mình, tề gia, hoặc giáo dục con cái một cách hữu hiệu hơn. Dù là thiên nhiên vẫn nằm trong Dịch lý “sự cùng tắc biến”, nghĩa là hết ngày phải tới đêm và hết đêm phải tới ngày. Ngày và đêm là hai thời gian và không gian trái nghịch nhau (một Âm, một Dương), tuy hai mà một không thể tách rời nhau, tức là không thể nào ngày hoài mà chẳng đêm hoặc ngược lại. Đây là điểm tối quan trọng, người nghiên cứu Tử Vi không thể không chú ý.
C. Dịch học là Dịch số:
Trong Dịch học quan trọng nhất là 4 bản Hà Đồ, Lạc Thư, Tiên Thiên, và Hậu Thiên Bát Quái. Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái thì nói về vòng Tiên Thiên thuộc về khí (Thể), tức là nói về đức Càn (trời) lúc còn là bầu không khí (chưa biến dịch). Tất cả vạn vật đều bắt đầu do trời. Còn Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái thì nói về vòng Hậu Thiên thuộc về hình (Dụng), tức là nói về đức Khôn (đất). Tất cả vạn vật đều sinh sôi nẩy nở từ đó. Ấy là lúc nhân lọai và vạn vật đã thành hình.


I. HÀ ĐỒ

Hà Đồ có khác gì là một bức hình với tổng số 55 khoen đen, trắng. Ấy vậy mà các bậc Thánh nhân có thể bày thành số Cơ, Ngẫu, Âm, Dương. Cơ là số lẻ (1,3,5,7,9), thuộc về Dương số (khoen trắng). Ngẫu là số chẵn (2,4,6,8,10), thuộc về Âm số (khoen đen). Mấu chốt của Dịch chẳng gì khác hơn là Âm-Dương! Hệ Từ Truyện nói rằng: “Dịch có Thái-Cực, Thái Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ-Tượng”. Lưỡng-Nghi là Âm-Dương, mà Tứ-Tượng cũng chỉ là Âm Dương mà thôi.
Nguyên trước khi có trái đất, vũ trụ được bao trùm bởi màn hư không, giữa không gian ấy tức là (Thái-Cực) thiên, mà ta gọi là trời, và ở trong không khí (Thái-Cực) ấy hàm súc hai khí Âm và Dương gọi là nhất-âm, nhất-dương. Hai khí Âm Dương kết hợp với nhau ngưng tụ tạo thành trái đất (địa), mà ta gọi là đất. Khi đã có trời đất rồi thì liền phát sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim (Tứ-Tượng) hay còn gọi là Thái Âm, Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu-Âm. Nên đã đọc Dịch thì phải nhớ câu: Thái-Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi sinh Tứ-Tượng, Tứ-Tượng sinh Bát-Quái.
Nhìn vào Hà Đồ ta thấy có bốn hướng chính là: Đông (Mộc), Tây (Kim), Nam (Hỏa), Bắc (Thủy), còn ở giửa là Trung (Thổ).
1. Nhìn phía trong của Hà Đồ, ta thấy phương Bắc có một khoen trắng (Dương) bị bao bọc bởi sáu khoen đen (Âm) bên ngoài (nhất lục Thủy). Như ngầm báo cho ta biết lúc mà Âm cực thịnh thì đã có Dương ẩn tàng bên trong. (Nên chi người tri thức gặp vận bĩ vẫn không buồn mà biết ẩn nhẩn để chờ thời)!
2. Cổ nhân cho rằng: nguyên lúc đầu trong trời đất có chất Thủy trước nhất, nên lấy số (1) làm số thiên sinh Thủy và số (6) thành thủy. Sau khi có Thủy rồi, đồng thời bao nhiêu nhiệt chất ở trong địa cầu cũng đều phát hiện. Nên phương Nam có hai khoen đen (Âm) bị bao bọc bởi bảy khoen trắng (Dương) bên ngoài (nhị thất Hỏa), như ngầm báo khi Dương cực thịnh thì Âm đã ẩn tàng bên trong. (Chính vì vậy, mà người tri thức lo phòng họa đang khi cực thịnh; còn người ngu si thì lại mừng, quên lo khi cực thịnh).
3. Đã có Thủy và Hỏa thì đồng thời Mộc là cây cỏ cũng sinh sôi nảy nở, nên phía Đông có ba khoen trắng bị bao bọc bởi tám khoen đen bên ngoài (tam bát Mộc). Cho thấy khí Dương đang lấn áp khí Âm (thuộc về mặt trời ban mai, mọc hướng Đông). Dương ở bên trong làm chủ, nên tinh thần làm chủ vật chất!
4. Đồng lúc ấy, bao nhiêu khoáng chất ở trong địa cầu cũng nảy nở ra nên phía Tây có bốn khoen đen bị bao bọc bởi chín khoen trắng bên ngoài (tứ cửu kim). Cho ta thấy khí Âm đang lấn áp khí Dương (thuộc về hoàng hôn, sụp tối, mặt trời lặng nhường lại cho mặt trăng)1. Âm ở bên trong làm chủ, nên vật chất làm chủ tinh thần!
5. Như trên đã nói: số 1,3,5,7,9 là số Cơ, thuộc về Dương gọi là Thiên-số. Số 2,4,6,8 là số Ngẫu, thuộc về Âm gọi là Địa-số. Ở trung tâm Hà Đồ ta thấy có số 5 (năm khoen trắng là thiên số Ngũ) Dương. Ở phía Nam có năm khoen đen (Âm), ở phía Bắc có năm khoen đen (Âm), nếu ta cộng 2 số phương Nam và phương Bắc ấy lại ta có Địa-số 10 (thập). Thiên-số Ngũ (5) sinh Thổ, Địa-số Thập thành Thổ, 2 số ấy hợp lại với nhau mà thành Thổ. Ngũ Thập Thổ sở dĩ đặt ở giữa đồ là vì, hai số ấy là trung tâm điểm của công dụng Tạo-hóa. Như ta thấy tất cả Thủy, Hỏa, Mộc, Kim gì cũng đều từ đất mà phát sinh. Vậy nên số 5 (Thổ) phải được phối hợp với bốn số 1,2,3,4 mới thành được Thủy, Hỏa, Mộc, Kim.
Thí Dụ: số 1 là số sinh Thủy, cộng với 5 (Thổ) thành 6, nên 6 là số thành Thủy.
Thế nên mới nói:
Số 1 sinh Thủy, số 6 thành Thủy
Số 2 sinh Hỏa, số 7 thành Hỏa
Số 3 sinh Mộc, số 8 thành Mộc
Số 4 sinh Kim, số 9 thành Kim
Số 5 sinh Thổ, số 10 thành Thổ
Từ đó chúng ta cũng biết được số 1,2,3,4,5 là số Sinh, còn số 6,7,8,9 và 10 là số Thành. Số 1,3,5 là số Dương sinh, và 2, 4 là số Âm Sinh; còn số 6,8,10 là số Âm Thành, và 7, 9 là số Dương thành. Để kiểm định lại, ta thấy hễ số Sinh là Dương thì số Thành là Âm, mà số sinh là Âm thì số thành phải là Dương. Suy ra, ta có một nhóm số từ một đến mười (Thái Cực). Rồi chia làm hai ra (Lưỡng Nghi) thành nhóm số Sinh và nhóm số Thành, và lại chia làm bốn ra (Tứ Tượng) thành số Dương Sinh, Âm Sinh, Dương Thành, và Âm Thành. Tựu trung vẫn là thuyết Âm Dương! Như nhóm Thái Cực từ 1 đến 10 chỉ là sự tập hợp của những số Âm và số Dương, rồi đến Lưỡng Nghi cũng là Âm với Dương, và Tứ Tượng cũng vẫn là Âm với Dương mà thôi (1).

____________________
1. “Chu Dịch Tập Giải” giải thích về các con số như sau: “Trời cao bắt đầu từ ba (3) trở đi đếm tiếp 5,7,9, không lấy 1. Đất rộng bắt đầu từ hai (2) nhưng đếm ngược lại từ 10, 8, 6, không lấy 4”, chính vì vậy mà Hào Dương thì gọi là Hào Cửu, và Hào Âm thì gọi là Hào Lục.
Tóm lại, nguyên lý của tạo hóa, vạn vật hóa sinh, đều do Âm-Dương hòa hợp mà ra. Âm-Dương được gọi là hai cực, hai khí, hoặc hai trạng thái, ...v.v., trái nghịch nhau nhưng hỗ tương cho nhau để sinh tồn.
Như chúng ta biết, mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây. Phương Đông Dương thịnh (nên trọng nam khinh nữ), bởi vậy không gian thường sáng. Phương Tây Âm thịnh (do đó phái nữ được trọng) nên không gian thường tối, chỉ có mặt trăng không đủ sức làm cho không gian sáng sủa, ngoại trừ những đêm trăng rằm (nhưng hễ cái gì hiếm thì quý!). Theo luật bù trừ: mặt trời sáng sủa, tỏa rộng, nhưng nóng cháy; còn mặt trăng thì ít khi tròn nhưng lại trong sáng, mát dịu, và là biểu tượng của thơ văn. Về học vấn thì người phương Tây giỏi về chuyên ngành, người phương Đông thì giỏi về tổng quát.
Dương tượng trưng cho khí (tinh thần), còn Âm tượng trưng cho hình (vật thể). Cũng chính bởi lý đó, mà ta có thể biết được người Đông-phương thì sống thiên về tinh thần (khí-Thể), còn người Tây-phương thì quan trọng vật chất (vật thể hay hình-Dụng). Hiện nay, người Việt ở những nước Tây-Âu có mức ly dị khá cao so với người Việt trong nước, với những lý do thật đơn giản như: chồng không cung cấp đủ tiền bạc, hoặc sinh lý... Những vấn đề nầy sẽ lan truyền sang Việt Nam trong một thời gian không lâu nữa, khi mà đời sống vật chất ở Việt Nam đòi hỏi ngang bằng Tây-Âu. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng những người ham mê vật chất (nhiều lòng tham và dục vọng) thì thân tâm thường lu mờ, thiếu lòng nhân và tâm từ thiện. Họ là những người sống trong bóng đêm! Trong Tử Vi họ là những người ôm vòng: Dục, Suy, Tuyệt, hoặc Đào Hoa-Thiên Không, hay Tham-Vũ.
Vì tượng cho Mộc (cây cỏ) nên Đông phương chủ về nông nghiệp, còn Tây phương tượng là Kim nên chủ về công nghiệp và cơ khí. Như ta thấy người Tây phương (Kim tượng cứng cỏi) quá dũng mãnh nên hay sát phạt. Nên từ chiến tranh bộ-lạc, chiến tranh lập quốc, xâm chiếm lục-địa, và đến Thế-chiến, Tây phương đã đổ không biết bao nhiêu xương máu. Trong khi sau Thành Cát Tư Hãn mấy trăm năm mới thấy Nhật khởi binh khuấy động thế giới trong đệ nhị Thế-Chiến.
Đông tượng trưng cho Mộc nên thể tính (tạng người) mềm mại (thường nhỏ con), còn Tây phương tượng trưng cho Kim nên thể tính cứng cỏi (thường bự con). Tuy nhiên như trên đã nói, phương Đông Dương bên trong, Âm bên ngoài nên bề ngoài thì mềm dẽo nhỏ thó, nhưng bên trong tiềm tàng một tinh thần bất khuất và gan lì. Còn phương Tây thì Âm bên trong Dương bên ngoài nên thấy tướng to lớn bề thế, nhưng bên trong lại rất nhu và yếu mềm (đây cũng là lý do tại sao Tây phương thờ vợ). Hơn nữa, chính cái khí nóng của (mặt trời) Thái Dương (vì lằn “vĩ” thuộc về không gian mà phương hướng là không gian, nên lấy lằn xích-đạo làm trục chánh), và Châu Á nằm ngay đường xích-đạo nên người châu Á rất nóng tính, thích đánh lộn, hơn cãi nhau. Còn người phương Tây thích cãi nhau, và họ rất nhát so với người Á Đông.
Cũng như phương Nam thuộc quẻ Ly ở giữa rỗng bụng như cái miệng mở, nói nhiều hoạt bát, tính nóng nhưng thường rộng rãi, nặng về vật chất phô trương. Phương Bắc thuộc quẻ Khảm ở giữa đặc ruột như cái miệng khép, nói năng cẩn trọng, tính nguội nhưng thường hiểm, nặng về tinh thần. Phương Nam Dương bao bọc bên ngoài (Thất), Âm bên trong (Nhị) nên tính tình nhu thuận, còn Phương Bắc, Âm bên ngoài (Lục), Dương bên trong (Nhất) nên tính bạo động. Đây là lý do tại sao toàn thế giới không một nước nào miền Nam đi xâm chiếm miền Bắc (khi phân tranh), mà toàn miền Bắc xâm chiếm miền Nam thôi.
Cổ nhân Chỉ dùng Hà Đồ và Lạc Thư mà trên thông Thiên Văn, dưới đạt Địa Lý, ngồi ở nhà mà vẫn biết hết chuyện thiên hạ. Thật là tài tình!
II. LẠC THƯ


Hình 4
Trung Quốc là một nước rất thích thần thoại hóa sử học của họ! Thật ra, lý do không ngoài mục đích tạo đức tin và lòng tín ngưỡng của người dân đối với các Thiên Tử (con trời) của các triều đại để họ có thể dễ cai trị. Vì vậy mà họ đã nói rằng: Hà Đồ là do vua Phục Hy thấy được trên lưng con Long-Mã đã hiện ra trên sông Mạnh Hà, còn Lạc Thư là do vua Đại Vũ đã thấy được trên lưng con rùa thần ở sông Lạc. Và thời nay, nhiều người Việt Nam cho rằng Lạc Thư là của Việt Nam, nhưng thiết tưởng như tôi đã nói trước đây: "ai làm ra không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta học được gì từ nó".
Dựa vào lời tương truyền trên, nên họ lập Đồ Lạc Thư (hình 4) có hình thù giống như con rùa và đặt khẩu quyết như sau:
Đầu đội 9, đuôi đạp 1;
Sườn trái 3, sườn phải 7;
Vai trái 4, vai phải 2;
Chân trái 8, chân phải 6;
Số 5 ở giữa lưng (không có 10).
Cộng tất cả có 9 ngôi, và người ta cũng dùng để lập Cửu Trù hay ma-phương; số 5 ở giữa, tượng là Thái Cực.
Nhìn vào Lạc Thư ta thấy có những khác biệt với Hà Đồ như sau:
1. Các con số tổng cộng là 45 số vì không có con số 10.
2. Tất cả các con số của Lạc Thư là con số đơn, vì những con số Âm đã phân tán ra bốn góc như:
a. Số 2 chuyển qua góc Tây Nam.
b. Số 4 chuyển qua góc Đông Nam.
c. Số 8 chuyển qua góc Đông Bắc.
d. Số 6 chuyển qua góc Tây Bắc.
Bốn phương vị chính Đông (3), Tây (7), Nam (9), Bắc (1) thì thuộc Dương; còn bốn góc là Âm.
3. Hậu Thiên chú trọng nhất là con số 5 ở trung cung, còn được gọi là con số “Tam Thiên Lưỡng Địa", vì số 5 là số hỗn hợp của Âm căn 2 và Dương căn 3 (2 + 3 = 5). Nghĩa là số 2 là số căn của Âm số, còn số 3 là số căn của Dương số.
- Phần sau là nguyên văn của cụ Nguyễn Duy Cần (2) về những con số trong Lạc Thư do đâu mà có. Biết đâu từ đó, sau nầy có người sẽ tìm được nhiều điều mới lạ khác.
- Lạc Thư: Dương số ở các phương chính, Âm số ở các phương cạnh.
a. Dương thịnh qúa, sinh Âm: số 9 và số 7 ở Tây và Nam là số Dương thịnh, nên giữa Tây và Nam (tức là Tây-nam) phát sinh âm số, số 2 ở Tây Nam:
9 + 7= 16
Bỏ 10 còn lại 6 (16 - 10 = 6)
6 + 6 = 12
Bỏ 10 còn lại 2 (12 - 10 = 2)
Số 2 ở Tây-nam
b. Số 3 ở Đông; số 9 ở Nam:
3 + 9 = 12
Bỏ 10 còn 2 (12 - 10 = 2)
2 + 2 = 4
Số 4 ở Đông-nam
c. Số 7 ở Tây; số 1 ở Bắc:
7 + 1 = 8
8 + 8 = 16
Bỏ 10 còn 6 (16 - 10 = 6)
Số 6 ở Tây-bắc
d. Số 3 ở Đông; số 1 ở Bắc:
3 + 1 = 4
4 + 4 = 8
Số 8 ở Đông-bắc
Số 5 là con số trung bình ở giữa để làm mức độ cho các con số chung quanh. Lấy số Dương căn bản là 5 cộng với số Dương 1, 3, 5, 7, 9 thành ra số Âm 6, 8, 4, 2.
a) 5 + 9 = 14
(Trừ 10 còn lại 4, nên số 4 ở liên tiếp với số 9)
b) 5 + 3 = 8
(Cho nên số 8 ở liên tiếp với con số 3)
c) 5 + 1 = 6
(Cho nên số 6 ở liên tiếp với số 1)
d) 5 + 7 = 12
(Trừ 10 còn lại 2, nên số 2 ở liên tiếp với con số 7).
- Lẽ biến hóa Âm-Dương thấy rõ ở Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái: Dương số đi vòng thuận, đi quanh phía tả từ Bắc sang Đông, sang Nam rồi từ Nam qua Tây, qua Bắc... (thuận chiều kim đồng hồ).
Âm số đi vòng nghịch, đi quanh bên hữu, từ Tây-nam qua Đông-nam, đến Đông-bắc, đến Tây-bắc, rồi trở lại Tây-nam (ngược chiều kim đồng hồ).
________________
2. “Dịch Học Tinh Hoa” của Nguyễn Duy Cần, tr. 92-94.
a) Dương số bắt đầu từ số 3:
Vì số 1 chưa có số thừa trừ, nên phải tính từ số 3 (lấy số 3 làm căn-bản), số 3 ở phía Đông.
Số 3 nhân cho 3 : (3 x 3 = 9)
Số 9 ở phía Nam (Lão Dương)
Số 3 nhân cho 9 : (3 x 9 = 27)
Trừ 2 lần 10, còn lại 7
Số 7 ở phía Tây
Số 3 nhân cho 7 : (3 x 7 = 21)
Trừ 2 lần 10, còn lại 1
Số 1 ở phía Bắc
b) Âm-số bắt đầu từ số 2, nên lấy số 2 làm căn-bản. Số 2 ở Tây-nam, Thiếu Âm.
2 x 2 = 4 (ở Đông-nam)
2 x 4 = 8 (ở Đông-bắc)
2 x 8 = 16 (trừ 10 còn 6)
Số 6 ở Tây-bắc
2 x 6 = 12 (trừ 10 còn 2)
Số 2 ở Tây-nam
Lạc Thư chỉ nói con số 9 mà không nói số 10, là chú trọng về khí hóa và ngũ-hành; cũng như Hà Đồ nói về số 10, tức là chú trọng về Âm Dương.
Đây là điểm tối quan trọng, không hiểu cụ Nguyễn Duy Cần đã dựa vào sách nào, hay do cụ thẩm thấu được. Nhưng, dù sao thì điểm nầy độc giả cũng nên nghiền ngẫm!
***************
Ma Phương:
4 9 2
3 5 7
8 1 6
Nếu cộng tất cả các chiều xuôi, ngược, dọc, ngang gì thì số thành vẫn là 15 (15 - 10 = 5). Vậy nên, con số 5 là con số Thái Cực ở trung cung, sinh hóa ra vạn vật. Những vị trí và con số của Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái có một giá trị rất cao đối với những khoa thực dụng như: Y-học, Lý-Mệnh-học, Toán-học, Hóa-học v.v... Vì huyền nghĩa của nó đã gồm thâu toàn bộ vũ trụ vào trong ấy. Triết thuyết của Đông phương nói chug và Dịch Học nói riêng rất xem trọng những con số, phương hướng và vị trí của những con số trên (Dịch Số)!
III. TIÊN THIÊN BÁT QUÁI

Hình 5

Ngài Phục Hy vạch ra tám quẻ thành hình Bát Quái mà hình dung đại tạo hóa của Thiên Địa. Như trên đã đề cập về Thái Cực là Âm Dương chưa phân, lúc vũ trụ còn hỗn mang gọi là Thái Cực vì bao la đến vô cùng, vô tận. “Sự cùng tắc biến”, nên Thái Cực phân hóa thành Âm-Dương, mà hình thành trời (Càn) và đất (Khôn). Tuy nhiên, xưa nay bàn cãi về Bát Quái rất nhiều, nhưng chưa ai xác định được cách vạch tám Quẻ. Riêng cụ Đào văn Dương đã viết như sau:
- Riêng biệt về quẻ CÀN và KHÔN, Thánh Nhân lại ghi thêm DỤNG CỬU và DỤNG LỤC mà hậu thế muốn hiểu rõ phải xét qua ba mặt, TRIẾT HỌC, KHOA HỌC, và SỬ HỌC mới khám phá ra DỤNG CỬU và DỤNG LỤC.
Cho đến nay, không hề có một học giả Trung Hoa nào, trải qua mấy ngàn năm, đã hiểu nổi DỤNG CỬU và DỤNG LỤC. Những học giả lỗi lạc của Trung Hoa như Trần Thục Am, Kinh Phòng, và ngay cả những nhân tài bậc nhất như Chu Liêm Khê và Thiệu Khang Tiết cũng không giải thích nổi. Lý do rất giản dị là các vị đó chỉ lưu tâm đến TRIẾT HỌC, mà không biết còn phải phối hợp với TOÁN HỌC, và SỬ HỌC mới hiểu được cặn kẻ DỤNG CỬU và DỤNG LỤC...
Khởi điểm là Lưỡng Nghi DƯƠNG (
) và ÂM (
): đó chỉ là DỤNG CỬU và DỤNG LỤC lần 1 để mỗi TƯỢNG có 1 hào.
Ta thực hiện DỤNG CỬU lần nữa thì được hai tượng THÁI DƯƠNG (I) và THIẾU ÂM (II), tiếp đến là DỤNG LỤC thì được hai tượng THIẾU DƯƠNG (III) và THÁI ÂM (IV), mỗi tượng có 2 hào:

(I)
](II)
(III)
](IV)

Ta cũng nên biết: ta khởi điểm từ hào DƯƠNG (tượng I và III), vạch thêm hào Dương (tức DỤNG CỬU) thì được THÁI DƯƠNG (tượng I), còn vạch thêm hào Âm (tức DUNG LỤC) thì tất nhiên sẽ được THIẾU DƯƠNG (tượng III). Cũng như trên, ta khởi điểm từ Hào Âm (tượng II và IV) mà vạch thêm Hào Âm (tức DỤNG LỤC) thì được Thái ÂM (tượng IV), còn vạch thêm HÀO DƯƠNG (tức DỤNG CỬU) thì được THIẾU ÂM (tượng II).

Vậy TỨ TƯỢNG phải là THÁI DƯƠNG (I), THIẾU ÂM (II), THIẾU DƯƠNG (III), và THÁI ÂM (IV)...
Bây giờ, ta thực hiện DỤNG CỬU lần nữa (lần thứ ba) xuống dưới TỨ TƯỢNG thì được bốn quái thuộc CÀN ĐẠO là CÀN (1), ĐOÀI (2), LY (3), CHẤN (4):

1
2
3
4

Ta thực hiện DỤNG LỤC thì được 4 quái thuộc KHÔN ĐẠO là TỐN (5), KHẢM (6), CẤN (7), KHÔN (8).



5
6
7
8

Vậy BÁT QUÁI NGUYÊN THỦY phải là: CÀN (1), ĐOÀI (2), LY (3), CHẤN (4), TỐN (5), KHẢM (6), CẤN (7), KHÔN (8).
Nếu ta khởi điểm từ HÀO ÂM (
) rồi đến HÀO DƯƠNG (
), ta phải thực hiện DỤNG LỤC trước, rồi DỤNG CỬU sau. Ta sẽ có thứ tự ngược lại: TỨ TƯỢNG sẽ là THÁI ÂM, THIẾU DƯƠNG, THIẾU ÂM, THÁI DƯƠNG, còn BÁT QUÁI thành KHÔN, CẤN, KHẢM, TỐN, CHẤN, LY, ĐOÀI, CÀN.
Như vậy, khởi điểm từ DƯƠNG đến ÂM hay từ ÂM đến DƯƠNG, kết quả chỉ là đi từ trái sang phải hay từ phải sang trái 3.
Phần nầy tác giả bàn rất hay, nhưng tôi lại thấy có điều không ổn, hình như không đúng với Dịch Lý. Vì theo Dịch Lý thì vạch quẻ phải vạch từ dưới lên, và đọc quẻ thì đọc từ trên xuống, vả lại lý do có Bát Quái theo như truyền thuyết là như thế nầy:
- Nguyên lúc đầu Thánh Phục Hy thoạt thấy được lẽ Vũ Trụ Tạo Hóa, chỉ có một Dương một Âm. Vậy nên vạch một nét cơ (lẻ) – một nét ngang liền (
) – tức là nét Dương; lại vạch một nét ngẫu (chẵn) – hai nét ngang đứt (
) – tức là nét Âm.
Vạch xong hai nét rồi, lại thấy ở trong Vũ Trụ phải có Thiên, Địa, Nhân, mới đủ Tam Tài mà thành được Vũ Trụ. Vì vậy Dương phải có ba nét và Âm cũng phải có 3 nét. Vạch xong hai Quẻ 3 nét ấy rồi thì, thấy quẻ 3 nét Thuần Dương là Càn, quẻ 3 nét Thuần Âm là Khôn.
Khi vạch xong 2 quẻ Càn, Khôn rồi, lại thấy ở trong Vũ Trụ chẳng bao giờ cô Dương mà sinh, và cô Âm mà thành. Nếu chỉ có Thuần Âm, Thuần Dương mà thôi thì không thể thành được Vũ Trụ vậy, nên phải vạch thêm sáu quẻ nữa. Đạo Càn (Dương) nhân giao dịch với Âm mà thành ra
____________________

3. “Những Khám Phá Mới Về Dịch Kinh” của Đào Văn Dương, trang 19-20.
Dựa theo cụ Đào Văn Dương thì: biết bao nhiêu siêu nhân từ xưa đã không thấu triệt cách vạch Quẻ của thánh nhân. Theo cụ thì luôn cả Thầy Thiệu Khang Tiết là một đại tông sư Dịch Học mà cũng chưa giải thích hết được. Thử hỏi, nếu cổ nhân truyền lại một môn học nào đó, liệu có đúng 100% không? Chắc chắn phải có những sơ sót, nên những người đi sau phải có bổn phận bổ túc. Cũng thế, dù đệ tử chân truyền của Ngài Trần Đoàn viết sách Tử Vi để lại cũng chưa chắc là đúng hết, chưa kể tam sao thất bổn. Cho nên, nếu chúng ta tin thì phải “tin trong sự sáng suốt” như Đức Phật đã nói!

Tốn, Ly, Đoài; Đạo Khôn (Âm) nhân giao dịch với Dương mà thành ra Chấn, Khảm, Cấn. Do đó ta thấy từng hào một biến từ dưới lên như sau:

Quẻ Càn
Tốn
Ly
Đoài




Quẻ Khôn
Chấn
Khảm
Cấn




Nhưng ở trên là nói theo lý Âm Dương giao dịch, còn theo vạch quẻ thì Thánh Nhân vạch quẻ Càn từ dưới lên thành 3 vạch Dương (vạch dài). Khi đã đến cùng thì hào trở lại động để di xuống thành ra Đạo Càn có:

Càn (1) Đoài (2) Ly (3) Chấn (4)

Thánh Nhân vạch quẻ Khôn từ dưới lên thành 3 vạch đứt. Khi đã đến cùng thì hào trở lại động đi xuống thành ra Đạo Khôn có:

Tốn (5) Khảm (6) Cấn (7) Khôn (8)

Ta thấy trong Tiên Thiên Bát Quái các quẻ đi theo chiều nghịch vì đó là đạo Tự Nhiên trước khi có trời đất chuyển nghịch để tìm về quá khứ, (bởi Thánh Nhân muốn mượn cái đã có để tìm về cái chưa có thì phải chuyển nghịch). Do đó, trong Tiên Thiên Bát Quái trước là quẻ Càn số 1 động lần đầu thành Đoài số 2, động lần sau thành quẻ Ly số 3, động lần nữa thành Chấn số 4. Nhưng tại sao Càn động lần thứ 3 lại không thành Tốn mà thành Chấn. Đó là bởi Thánh Nhân không cho động hào dưới của quẻ Càn ở lần thứ 3, vì nếu cho động như thế thì Càn động hết 3 hào Dương sẽ trở thành quẻ Khôn còn gì, nên phải đổi thành động hào 3 ở trên và hào 2 ở giữa do trước đã động qua hai lần mà dùng cho lần thứ 3.

Kế đó là quẻ Khôn đối với Càn vì có Trời thì phải có đất. Quẻ Khôn số 8 động lần đầu thành Cấn số 7, động lần sau thành Khảm 6, động lần nữa thành Tốn số 5. Điểm tối yếu ở đây là Đạo Trời (Càn) thuận động chuyển số theo chiều thuận, 1, 2, 3, 4; Còn Đạo Đất (Khôn) chuyển nghịch số 8, 7, 6, 5. Đây là nguyên ý của Thánh Nhân nhưng chưa thấy ai bàn đến.

Đạo lý là như vậy, nhưng khi Thánh Nhân lập Đồ Tiên Thiên Bát Quái là thuận theo lẽ tự nhiên của Vũ Trụ mà sắp xếp theo từng cặp tương đối với nhau, như:

- Càn đối với Khôn: Càn là Trời ở trên, ở phương Nam, nóng thuộc Hỏa (Dương); Khôn là Đất ở dưới, ở phương Bắc, lạnh thuộc Thuỷ (Âm), đối diện với nhau định ngôi Trời Đất.
- Đoài đối với Cấn: Đoài ở Đông Nam vì Đông Nam có nhiều đầm hồ; Cấn ở Tây Bắc vì Tây Bắc có nhiều đồi núi, đó là núi đầm thông khí.
- Chấn đối với Tốn: Tốn ở Tây Nam vì Tây Nam là nơi nóng lạnh xô xát nhau sinh ra gió; Chấn ở Đông Bắc vì gió từ Tây Nam thổi qua Đông Bắc gây ra tiếng động, hoặc sáng (Ly) tối (Khôn) cọ xát nhau sinh ra sấm, đó là sấm gió xô xát.
- Ly đối với Khảm: Ly là mặt trời ở Đông vì mặt trời mọc phương Đông, Khảm là mặt trăng nên hiện ở phương Tây, đó là nước lửa thân thiết nhau.

Thuyết Quái Truyện nói rằng: “Trời Đất định vị trí phối hợp trên dưới, Núi Đầm một cao một thấp đủ thông khí, Sấm Gió tuy mỗi cái tự hưng động nhưng có thể ngầm nhập giao nhau, ứng hóa với nhau, Thủy Hỏa tuy khác tính nhưng không ghét nhau, khác mà đỡ đần nhau, Bát Quái đắp đổi nhau, lay động chà xát hỗn hợp mà sinh ra 64 quẻ”, là vậy. (Tuy nhiên, có người hiểu lầm cho rằng Thánh Nhân dựa vào địa dư của Trung Quốc mà lâp ra).
THỨ TỰ CỦA TIÊN THIÊN BÁT QUÁI

Tại sao sắp xếp theo thứ tự Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn?

Đối với Dịch học mà nói thì dù có thiên biến vạn hóa cũng không thoát khỏi Âm và Dương. Thầy Thiệu Khang Tiết nói: “Thứ tự Tiên Thiên Bát Quái: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc phần Dương. Tốn, Khảm, Cấn, Khôn thuộc phần Âm. Càn, Đoài là Thái Dương (Lão Dương), Ly, Chấn là Thiếu Âm; Tốn, Khảm là Thiếu Dương, Cấn, Khôn là Thái Âm”.

Lại một thuyết khác cho rằng:
- Càn là Trời, có Trời mới có muôn vật.
- Đoài tiếp theo là vì đã có trời đất tất phải có sương mù.
- Ly tiếp theo là vì đã có sương mù tất phải có khí nóng đối lại.
- Chấn là do hơi nước và khí nóng gây ra nên phải tiếp theo Ly.
- Tốn tiếp theo Chấn bởi lẽ sự chuyển động sẽ gây ra gió.
- Khảm tiếp theo, bởi lẽ khi có gió thì nước chuyển theo.
- Cấn liền theo Khảm vì nước lưu chuyển kết quả sẽ làm đất thành đồi thành núi.
- Khôn ở cuối vì là sự hoàn tất của sự che chỡ, và dung chứa tất cả.

Phân Âm-Dương là thành lưỡng nghi. Lấy Dương thay cho trời, lấy Âm thay cho đất. Hào Âm và hào Dương là ký hiệu căn để hình thành Bát Quái. Hai nghi Âm – Dương trong đồ Thái Cực ôm ngoạm lấy nhau, biểu thị cho Âm Dương giao nhau trong hài hòa, để sinh sinh biến biến.

Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng là Âm Dương trùng nhau và Âm Dương giao nhau mà ra.

Tứ Tượng sinh Bát Quái, vẫn là Âm-Dương trùng hợp mà thành. Lưỡng Nghi là Âm-Dương tượng cho trời đất, giờ thêm một hào nữa cho đủ tam tài (trời, đất, người) mà thành Bát Quái. Và điều nầy cũng nói lên con người, đầu đội trời chân đạp đất, là vật chí linh được dự phần với trời đất để cải sửa số phận, hay bổ túc cho vũ trụ. Cao Hanh nói: “Thiếu Dương, Lão Dương, Thiếu Âm, Lão Âm vẫn tượng trưng cho tứ thời, Bát Quái chính là bốn cái đó tạo thành”.

Trong Tiên Thiên Bát Quái thấy từ 1, 2, 3, 4 đi ngược chiều kim đồng hồ; còn 5, 6, 7, 8 thì lại thuận chiều. Đây là một điểm tối quan trọng cho môn Tử Vi, nhưng chưa thấy ai bàn đến. Chúng ta sẽ bàn trong phần thành lập lá số Tử Vi, và an sao Tử Vi.
IV. HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Nhiều người cho rằng Hậu Thiên Bát Quái là dựa theo phương vị của các quẻ Thuyết Quái trong câu:

1. Đế xuất hồ Chấn: Vũ trụ vận động bắt đầu từ quẻ chấn (Quẻ Chấn là phương Đông, lệnh của tháng 2, mùa Xuân, mặt trời phương Đông mọc lên, là thời kỳ tỏa chiếu cho vạn vật sinh trưởng).

2. Tế hồ Tốn: Vận hành đến quẻ Tốn, vạn vật đã đầy đủ, hưng vượng (Quẻ Tốn là Đông Nam, lệnh của tháng 3 tháng 4, mặt trời đã lên cao, chiếu rọi vạn vật rõ ràng).

3. Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly là tượng trong ngày ánh sáng rực rỡ, mọi vật đều thấy rõ (Quẻ Ly là phương Nam lệnh của tháng 5, chính là lúc mặt trời ở trên cao, nhìn rõ mọi vật đang sinh trưởng).

4. Chí dịch hồ Khôn: Thiên đế (chỉ vũ trụ) giao cho đất (Khôn) trọng trách (dịch) nuôi dưỡng vạn vật (Quẻ Khôn là phương Tây Nam, lệnh của tháng 6 tháng 7; khôn là đất, nuôi dưỡng vạn vật, thời kỳ vạn vật đã phát triển đầy đủ).

5. Thuyết ngôn hồ Đoài: là lúc vạn vật tươi vui (thuyết tức tươi vui) bèn ứng ở quẻ Đoài là phương Tây lệnh của tháng 8, chính là lúc hoa quả trĩu đầy, lúc mừng được mùa).

6. Chiến hồ Càn: Thời khắc tương ứng với quẻ Càn, vạn vật mâu thuẫn, đối lập, đấu tranh (Quẻ Càn là phương Tây Bắc, lệnh của tháng 9 tháng 10. Mặt trời đã Xuống chân phía Tây, là lúc tối sáng, Âm-Dương đấu tranh lẫn nhau).

7. Lao hồ Khảm: Khi vũ trụ đã vận hành đến khảm, mặt trời đã lặn, vạn vật mệt mỏi (Quẻ Khảm là phương Bắc, lệnh của tháng 11. Khảm là nước không ngừng chảy, nghĩa là lao khổ. Mặt trời ở phương nầy hoàn toàn không có, vạn vật đã mệt mỏi, là lúc nên nghỉ).

8. Thành ngôn hồ Cấn: Vũ trụ vận hành đến quẻ Cấn là đã hoàn thành một chu kỳ và sắp bước sang một chu kỳ mới (Quẻ CẤn là phương Đông Bắc, lệnh của tháng 12 và tháng Giêng, tức giao thời của Đông và Xuân, đen tối sắp qua, ánh sáng sắp tới, vạn vật đến đây đã kết thúc một ngày, cũng là lúc ngày mới sắp bắt đầu).

Rất nhiều người đã cho rằng, “quá trình tuần hoàn của Hậu Thiên Bát Quái hầu như là quá trình thuận, tức mô phỏng trời quay sang trái”. Tức là sự chuyển động tự nhiên của trái đất phải quay theo chiều kim đồng hồ. Trong “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Qúi Đôn, chương Hình Tượng loại có bàn như sau:

- Đối với thuyết “trời quay về tả, mặt trời, mặt trăng và 5 vì sao (Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh) chuyển về hữu”, xưa nay bàn cãi đã nhiều. Nhưng theo Kinh Dịch: “Trời đất thuận chiều mà chuyển động, cho nên mặt trời, mặt trăng đi không quá độ”, thì cứ lấy câu ấy ta cũng đủ xét đoán.
Cứ xem trên mặt đất thì thấy 7 sao (tức là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mặt trời và mặt trăng) lớn đi về phía tả, chứ có thấy chuyển về phía hữu đâu? Nay xét ngược lại cho hợp với trời, thì không chỗ nào không có thể bảo là thuận động.

Có Trời Đất thì có bốn Mùa, rồi bốn Mùa lại chia ra thành tám Thời: Xuân Thủy (đầu Xuân), Xuân Chí (giữa Xuân), Hạ Thủy (đầu Hạ), Hạ Chí (giữa Hạ), Thu Thủy (đầu Thu), Thu Chí, Đông Thủy, Đông Chí.

Đông Ba nói: “Vua Phục Hy đặt ra 8 quẻ, mỗi quẻ 3 vạch để tượng trưng 24 khí tiết. Thiên Nguyệt Lệnh trong kinh Lễ chua rằng: Chu Công làm ra phép xem giờ, định ra 24 khí, 72 tiết hậu. Lấy 5 ngày là một tiết hậu, một tháng 6 tiết hậu, 5 nhân với 6 là 30 ngày, 3 tiết hậu là một khí, một khí có 15 ngày” (4).

Họ lấy Khảm, Chấn, Ly, Đoài làm Quẻ bốn Mùa. Bốn Quẻ nầy mỗi Quẻ chủ quản 6 Tiết Khí: Đông chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập do Khảm chủ quản; Xuân phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng do Chấn chủ quản; Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ do Ly chủ quản; Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết do Đoài chủ quản. Mỗi Quái có 6 Hào, mỗi Hào quản một Tiết Khí, và mỗi Tiết Khí có Sơ Hậu, Thứ Hậu, Mạt Hậu nên 24 Tiết Khí có tổng cộng 72 Hậu.

Lý luận Quái Khí nói trên, là lấy từ Quái Cấn đến Quái Càn làm Quái giao biến tin tức cho 12 Tháng. Lấy 48 Quái còn lại phối với 12 Tháng như vậy mỗi Tháng có 5 Quái tin tức, mỗi Quái 6 Hào lần lượt chủ quản 6 Ngày, và 5 Quái có 30 Hào làm số ngày cho mỗi Tháng. Đây là chỗ dựa để chế định lịch pháp mà sách “Tam Thống Lịch” của cha con Lưu Hướng, Lưu Hâm, “Chính Quan Lịch” đời Bắc Ngụy, “Khai Nguyên Đại Diễn Lịch” đời Đường đều áp dụng (5).

Thứ Tự Hậu Thiên Bát Quái thể hiện nam nữ giao hợp, vạn vật hóa sinh, thuyết minh Đạo Càn thành nam,Đạo Khôn thành nữ. Nếu được khí của cha làm nam, được khí của mẹ làm nư. Ba nam đều lấy Khôn mẹ làm Thể, Càn cha làm Dụng; ba nữ đều lấy Càn cha làm Thể, Khôn mẹ làm Dụng. Tượng trưng cho một gia đình: Càn là cha, Khôn là mẹ, Chấn là con trai trưởng, Tốn là con gái trưởng, Khảm là con trai giữa, Ly là con gái giữa, Cấn là con trai út, Đoài là con gái út. Còn biểu tượng cho cơ thể con người thì Càn là đầu, Khôn là bụng, Chấn là chân, Ly là mắt, Đoài là miệng, Tốn là tay và đùi, Khảm là tai, Cấn là mũi.

Trong Tử Vi: Càn ở cung Hợi, Khôn ở cung Thân, Chấn ở cung Mão, Tốn ở cung Tỵ, Khảm ở cung Tí, Ly ở cung Ngọ, Cấn ở cung Dần, Đoài ở cung Dậu. Những Quẻ nầy thấy cần cho việc đoán sanh con, trai hay gái, tốt hay xấu cho đương số, và sẽ tốt cho đứa nào trong Tử Vi. Không biết có ai áp dụng Bát Quái để đoán cung Tử Tức hay Phu Thê trong Tử Vi chưa, nhưng trong thực tế tôi áp dụng thấy cũng khá đúng.
____________________
TIÊN THIÊN QUÁI
PHỐI VỚI TƯỢNG CỦA HÀ ĐỒ


Hình 7


“Chu Dịch Triết Trung – Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Phương bên trái của Hà Đồ, Dương ở trong Âm ở ngoài, lấy Tiên Thiên Quái phối vào là Chấn Ly Đoài Càn, tượng trưng Dương trưởng, Âm tiêu vậy. Phương bên phải nó, Âm ở trong Dương ở ngoài, lấy Tiên Thiên phối vào là Tốn Khảm Cấn Khôn, tượng trưng Âm Trưởng, Dương tiêu. Đại để vì lẽ đó tượng cho hai khí giao động”.


HẬU THIÊN QUÁI
PHỐI VỚI TƯỢNG CỦA HÀ ĐỒ


Hình 8

“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Số 1, 6 của Hà Đồ là Thủy, phối với quẻ Khảm của Hậu Thiên. Số 3, 8 là Mộc phối với hai quẻ Chấn Tốn của Hậu Thiên. Số 2, 7 là Hỏa phối với quẻ Ly của Hậu Thiên. Số 4, 9 là Kim phối với hai quẻ Đoài Càn của Hậu Thiên. Số 5, 10 là Thổ phối với hai quẻ Khôn Cấn của Hậu Thiên, hai quẻ ấy chu lưu ở Xuân Hạ Thu Đông, bốn quý mà thiên vượng ở chỗ giao của Sửu Mùi. Chỉnh lại bức Đồ hình dùng để tượng trưng cho việc thuận sắp bày năm khí Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”.


TIÊN THIÊN QUÁI
PHỐI VỚI SỐ CỦA LẠC THƯ


Hình 9


“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Chín số của Lạc Thư (hư) không dùng, số 5 ở giữa đem phối với Tiên Thiên Bát Quái, Dương ở trên Âm ở dưới, vì vậy 9 là Càn, 1 là Khôn. Nhân từ 9 mà nghịch số. Chấn 8, Khảm 7, Cấn 6. Càn sinh ba Dương vậy. Lại từ 1 mà thuận số Tốn 2, Ly 3, Đoài 4. Khôn sinh ba Âm vậy. Lấy 8 số và 8 quẻ phối với nhau, mà vị trí của Tiên Thiên Bát Quái chính là hợp khớp với nhau vậy”.

Theo ông Mai Cốc Thành: “Thuật gia lấy Càn phối 9, Khôn phối 1, Ly phối 3, Khảm phối 7, đó là số lẻ, vì vậy là Dương; Đoài phối 4, Chấn phối 8, Tốn phối 2, Cấn phối 6, đó là số chẵn vì vậy là Âm”.


HẬU THIÊN QUÁI
PHỐI VỚI SỐ CỦA LẠC THƯ


Hình 10


“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Trên Hỏa dưới Thủy vì vậy 9 là Ly, 1 là Khảm. Hỏa sinh táo Thổ, vì vậy 8 ở bậc dưới 9 mà là Cấn. Táo Thổ sinh Kim vì vậy 7, 6 ở bậc dưới 8 mà là Đoài, Càn. Thủy sinh thấp Thổ, vì vậy 2 tiếp sau 1 mà là Khôn. Thấp Thổ sinh Mộc, vì vậy 3, 4 tiếp sau 2 mà là Chấn, Tốn. Lấy 8 số và 8 quẻ phối với nhau mà vị trí của Hậu Thiên Bát Quái hợp vậy”.

“Theo thầy Thiệu Khang Tiết: 'Lấy Văn Bát Quái là vị trí để dùng, cái học Hậu Thiên. Chu Tử lấy số của Lạc Thư để dùng. Thuật gia phi cung đến thay, toàn dùng Hậu Thiên Bát Quái phối với Lạc Thư. Phép nầy lấy Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, giữa 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9 làm thứ tự'”.

“Lưu Hâm nói rằng: 'Bát Quái Cửu Cung cùng nhau làm biểu lý'”.

“Trương Hoành nói rằng: 'Thánh Nhân gặp việc quan trọng dùng Bốc Phệ, việc tạp dùng Cửu Cung', thì từ đó đến nay đã xa lắm vậy”.

***
May thay, nay nhờ “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” mà chúng ta lại được học những Đồ hình quý giá nầy, xin độc giả đừng bỏ qua mà hoang phí!

Những gì sưu tầm được và viết ra đây chỉ là một phần nhỏ của DỊCH, mà tôi đã áp dụng để khám phá TỬ VI, nên không làm sao hoàn toàn và đầy đủ như quý vị mong đợi. Xin độc giả thông cảm!
__________________
* “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” của Mai Cốc Thành chủ biên, Nhà Xuất Bản Cà Mau (trang 47-52). Sách nầy là sách lịch thông dụng của triều Thanh, là vạn niên thông thư, chủ trì biên soạn bởi nhà Thiên Văn học Mai Cốc Thành, là cháu của nhà số học trứ danh Mai Văn Đỉnh, dâng lên hoàng đế Càn Long thẩm định và ban phát ra cho thiên hạ, vì thế còn có tên là “Thẩm Định Biện Phương Thư”.

THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI

Âm và Dương
Sức mạnh của Âm và Dương phối hợp với nhau để tạo ra sự chuyển động và duy trì sự cân bằng của vũ trụ. Ở nơi làm việc, âm dương có thể liên quan tới các yếu tố hữu hình như kiểu sắp xếp và trang trí văn phòng, nhưng việc phân tích các ảnh hưởng của âm dương cũng áp dụng cho các hoạt động diễn ra trong công ty và mối quan hệ tương hỗ của những người làm việc ở nơi đây.

Thuyết âm dương ngũ hành với thời đại ngày nay
2. Một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Hoa cổ, trung đại
2.1. Thuyết Âm - Dương, Ngũ hành
ở Trung Hoa, những quan niệm triết lý về "âm - dương", "ngũ hành" đã được lưu truyền từ rất sớm. Tới thời Xuân thu - Chiến quốc, những tư tưởng về Âm dương - Ngũ hành đã đạt tới mức là một hệ thống các quan niệm về bản nguyên và tính biến dịch của thế giới.

a. Tư tưởng triết học về Âm- Dương
Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn vật; đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau là Âm và Dương.

"Âm" là một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính phổ biến của vạn vật như: nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn (2,4,6...). "Dương" là phạm trù đối lập với "Âm", phản ánh khái quát những tính chất phổ biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phía trái, số lẻ (1,3,5...). Nhưng hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau theo ba nguyên lý căn bản.

+ Âm - Dương thống nhất trong Thái cực (Thái cực được coi là nguyên lý của sự thống nhất của hai mặt đối lập là âm và dương). Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, chỉnh thể, cân bằng của cái đa và cái duy nhất. Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và cái biến đổi.

+ Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực.

Hai nguyên lý này thường được các học giả phái Âm - Dương khái quát bằng vòng tròn khép kín (tượng trưng cho Thái cực, trong đó được chia thành hai nửa (đen trắng) và trong nửa này đã bao hàm nhân tố của nửa kia (trong phần đen có nhân tố của phần trắng và ngược lại), biểu hiện cho nguyên lý trong Dương có Âm và trong Âm có Dương.

+ Sự khái quát đồ hình Thái cực Âm - Dương còn bao hàm nguyên lý: Dương tiến đến đâu thì Âm lùi đến đó và ngược lại; đồng thời "Âm thịnh thì Dương khởi", "Dương cực thì Âm sinh".

Để giải thích sự biến dịch từ cái duy nhất thành cái nhiều, đa dạng, phong phú của vạn vật, phái Âm - Dương đã đưa ra lôgíc tất định: Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm - Dương); Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương - Thái Âm) và Tứ tượng sinh Bát quái ( Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài); Bát quái sinh vạn vật (vô cùng vô tận).

Tư tưởng triết học về Âm - Dương đạt tới mức là một hệ thống hoàn chỉnh trong tác phẩm Kinh Dịch, trong đó gồm 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép là một động thái, một thời của vạn vật và nhân sinh, xã hội như: Kiền, Khôn, Bĩ, Thái, Truân...; Sự chú giải Kinh Dịch là của nhiều bậc trí thức ở nhiều thời đại khác nhau với những xu hướng khác nhau. Điều đó tạo ra một "tập đại thành" của sự chú giải, bao hàm những tư tưởng triết học hết sức phong phú và sâu sắc.

b. Tư tưởng triết học về Ngũ hành
Tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng đi vào phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó về những yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, những tương tác (tương sinh, tương khắc) với nhau. Đó là năm yếu tố: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay, phía Tây, v.v.; Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, phía Bắc, v.v.; Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, phía Đông, .v.v.; Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, phía Nam,.v.v.; Thổ tượng trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa,.v.v.

Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắc với nhau theo hai nguyên tắc:

+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.v.v.
+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ.v.v.

Sự hợp nhất giữa tư tưởng triết học Âm - Dương và Ngũ hành đã làm cho mỗi thuyết có sự bổ túc, hoàn thiện hơn, thể hiện điển hình ở chỗ: các quẻ đơn (Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài) đều được quy về Ngũ hành để biện giải và ngược lại, Ngũ hành cũng mang tính cách Âm - Dương. Chẳng hạn: Kiền - Đoài thuộc hành Kim; chấn - Tốn thuộc hành Mộc v.v. và Kim cũng có Kim Âm và Kim Dương; Mộc cũng có Mộc Âm và Mộc Dương.

Phần nhiều ở các văn phòng, dương có xu hướng thịnh hơn âm. Các đường thẳng của các bàn làm việc, ánh đèn huỳnh quang sáng trưng, màn hình vi tính, mặt sàn bóng loáng và các tủ hồ sơ bằng kim loại, bầu không khí ồn áo, náo nhiệt - tất cả đều là dấu hiệu của một môi trường đầy dương tính.

Phòng làm việc của chủ tịch và hội đồng quản trị thường nằm lánh xa nhịp sống sôi động hàng ngày của các phòng làm việc và chúng được trang trí thể hiện âm tính nhiều hơn, thường là các tác phẩm nghệ thuật và những gì thú vị thể hiện sự thịnh vượng của công ty. Ở một văn phòng sôi động, cây xanh có thể giúp làm dịu đi sự gay gắt của môi trường dương tính và các vật dụng trang trí có nước tượng trưng cho việc thu hút tài lộc vào khu vực tiếp khách và các khu vực khác.
Các hoạt động của văn phòng cũng chia làm hai loại: âm và dương. Những công việc hành chánh diễn ra đều đặn mỗi ngày mang tính âm. Còn công việc có tính hành động như ra quyết định và thực thi sách lược mang tính dương. Ví dụ: một cuộc họp kêu gọi sáng kiến thường diễn ra với sự tham gia của nhiều người, quanh một chiếc bàn, trong một căn phòng rực ánh đèn và rất thoáng rộng - gần như bạn có thể cảm nhận được một luồng năng lượng mạnh mẽ (dương khí) đang luân lưu khắp phòng.


Thỉnh thoảng, cuộc họp lại lắng dịu xuống (âm khí) khi người chủ trì cuộc họp tóm lược kết quả đã đạt được, trước khi họ lại xoay qua một đề tài nóng bỏng khác (dương khí). Chúng ta có thể thấy rõ sự tương phản của công việc mang đầy tính dương nêu trên với công việc đưa các ý tưởng đó vào thực thi. Công việc lập trình cho máy tính chẳng hạn, đòi hỏi ở bạn nhiều giờ làm việc lặng lẽ, âm thầm so với những lúc năng lượng dương phát tiết ra ngoài khi thất vọng vì công việc không tiến triển theo kế hoạch đã định. Trong dương luôn có âm và trong âm luôn có dương.

Con người cũng có thể xếp thành hai nhóm: dương tính và âm tính. Một số người bề ngoài rất năng động và tràn đầy nhiệt tình nhưng đôi khi họ rất dễ bị căng thẳng thần kinh và mắc bệnh do thể chất bị suy kiệt. Ngược lại, những người có tác phong chậm chạp, bình thản lại có khi làm các đồng nghiệp sửng sốt vì khả năng ứng phó với các tình huống khủng hoảng. Một vị giám đốc năng động, táo bạo có thể sẽ cần một trợ lý điềm tĩnh và biết giải quyết công việc có hiệu quả. Những người chuyên ra chủ trương, quyết định thường cần được bổ khuyết bằng những người biết thừa hành công việc để đưa ý tưởng của họ vào thực tiễn.

Ở môi trường công ty, âm dương phải được cân bằng để công việc chạy suôn sẻ. Một không khí làm việc quá dương tính cho thấy có khả năng công việc không chạy, đưa tới tình trạng căng thẳng. Nhưng nếu nó quá âm tính, có thể năng suất công việc thấp, công ty ở trong tình trạng trì trệ, không bắt kịp xu hướng mới trong kinh doanh. Như ta đã thấy, tính khí con người hoặc là âm hoặc là dương và chúng được thể hiện rất rõ ở nơi làm việc. Thừa nhận người khác làm việc và cư xử khác mình ra sao là điều rất quan trọng trong việc điều chỉnh và mang lại bầu không khí thuận hòa cho công ty.

Các yếu tố làm cho Văn phòng có tính Dương:

Máy móc, điện thoại và fax, bàn làm việc hình chữ nhật, rèm cửa, tủ hồ sơ bằng kim loại, lượng người qua lại, các cuộc nói chuyện, cách trang trí đèn, bề mặt phản chiếu.

Công việc có tính dương:

Đóng góp ý kiến, hạn định về thời gian,tiếp thị, bán hàng, xúc tiến mậu dịch.

Loại người dương tính:

Nhiệt tình, năng động, sáng ý, chính xác
Các yếu tố làm cho Văn phòng có tính Âm:
Giấy tờ, thảm, màn cửa, tác phẩm nghệ thuật, vật dụng nội thất có màu tối, chỉ có một người làm việc, tủ hồ sơ bằng gỗ, giấy dán tường, bề mặt trang trí hoa văn.

Công việc có tính âm:

Hành chính, sáng tạo, sản xuất, đóng gói bao bì, xét duyệt lại.

Loại người âm tính:

Sẵn sàng tiếp nhận, sáng tạo, giàu trí tưởng tượng, ngăn nắp, trật tự, khoa học.

Theo Nghệ thuật bài trí nhà cửa theo khoa học Phương đông.

Theo Blogphongthuy


Thuyết Âm dương ngũ hành có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đối với tư tưởng của người phương đông xưa nay.Có lúc học thuyết này còn bị lợi dụng bóp méo để phục vụ cho những quyền lợi và mục đích chính trị của tầng lớp cai trị, làm mê hoặc mị dân.Nhưng khi nhìn những mặt đúng đắn của học thuyết thì thấy vẫn còn những giá trị phù hợp với thời đại ngày nay.
Quan niệm xưa cho rằng sự vật hiện tượng trong thế giới luôn bao hàm những mặt đối lập vừa bổ sung lại vừa phủ định nhau là âm dương,sự chuyển hóa qua lại giữa chúng là nguồn gốc sinh ra vạn tượng:
Trời-Đất,Trên -dưới,đực -cái,nam-nữ,ngày-đêm,trong-ngoài,cương cứng-nhu mềm,tấn công-phòng thủ,ít-nhiều,mạnh-yếu,nóng- lạnh,giãn nở-co thắt,nhanh-chậm,cho-nhận,phân giải -tổng hợp,Căng cứng-thả lỏng thư giãn.........
Các tư tưởng bảo vệ cho trật tự xã hội,muốn duy trì sự thống trị của giai cấp cầm quyền thì đưa ra tư tưởng "âm ty dương tôn",trọng nam khinh nữ,bề tôi phải phục tùng vua...Nhưng vẫn có Lão tử cho rằng"Âm cực thì dương sinh',không có âm thì không có dương,có cái đơn giản mới có cái phức tạp,tháp cao 9 tầng bắt đầu từ vài sọt đất...đó là những tư tưởng có tính cách mạng khi bắt đầu nhìn ra vai trò của những mặt có tính quyết định sẽ làm động lực cho đấu tranh phát triển.
Ngày nay chúng ta khi đang đấu tranh để giải phóng phụ nữ,bình đẳng giới. Nếu nhìn vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì họ là lực lượng sản xuất chính,sinh con,nuôi con,làm các công việc trong nhà, còn người đàn ông thì đại diện cho quan hệ sản xuất, có quyền quản lí,sở hữu.Ngày nay chúng ta từng bước xóa bỏ tính phân hóa giai cấp trong gia đình,xây dựng quan hệ mới tiến bộ hơn.Trước kia người phụ nữ không thể có điều kiện làm lãnh đạo,khoa học,hoạt động xã hội vì công việc nhà nhưng ngày nay công cụ lao động,máy móc hiện đại,tư tương chia sẻ của nam giới cũng đã hình thành nên phụ nữ có thời gian để đi làm các việc khác giống như việc máy móc đã giải phóng sức lao động cho nông dân chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp hình thành công nhân.
Có một thuyết khác trái ngược với triết lí thái cực là triết lí vô cực.Vô cực là trạng thái nguyên thủy và cũng là cái đích cao nhất của sự phát triển.Đó là lúc không có các mặt đối lập,không phân hóa,không tranh đấu,không âm không dương,bình đẳng,hợp nhất thành một khối,dứt điểm mâu thuẫn.Trong tư tưởng về cái tĩnh của triết học phương đông thì có cái tĩnh tương đối và tĩnh tuyệt đối,tĩnh tuyệt đối chính là trạng thái vô cực, còn tĩnh tương đối là trạng thái tạm thời cân bằng đứng yên.
Trước kia người ta cho rằng phân hóa giai cấp là vĩnh viễn,các mặt đối lập chỉ chuyển từ trạng thái phân hóa này sang trạng thái phân hóa mới vì họ dựa vào triết lí thái cực .Dân hạ bệ ông vua này thì ông vua khác lại lên cứ thế cái vòng luẩn quẩn tiếp diễn...Thuyết Vô cực làm chúng ta càng có cơ sở để tin rằng xã hội nguyên thủy vốn không có phân hóa đấu tranh giai cấp thì cuối cùng sẽ lại phát triển quay về trạng thái thống nhất xóa bỏ phân hóa giai cấp.Ngày nay chúng ta đang hội nhập,văn hóa có sự gắn kết các tinh hoa của nhau,ngôn ngữ cũng có sự học hỏi lẫn nhau,con người ngày nay có thể mang trong mình dòng máu của ngiều dân tộc,quốc gia vì bố người Âu mẹ người Á là chuyện bình thường,nhiều nước còn liên kết thành một tổ chức kinh tế để thống nhất với nhau cho ra đồng tiền chung, bằng con đường hợp tác hoặc cạnh tranh thì các đơn vị kinh tế càng lúc càng chuyển từ cá thể chuyển sang quy mô lớn với sự sáp nhập lại , đấu tranh chống phân biệt chủng tộc,đấu tranh chống tư tưởng bá chủ cường quốc ,dân tộc cực đoan ...đã chứng tỏ con người đang có xu hướng thành công dân của Trái đất ngôi nhà chung,củng cố cho triết lí hợp nhất làm một.

Thuyết ngũ hành trước kia cho rằng 5 yếu tố Mộc-hỏa-thổ-kim-thủy là khởi nguyên cơ bản của thế giới tương ứng với sự tương sinh,tương khắc có các biểu hiện sau:
xanh-đỏ-vàng-trắng-đen
chua -đắng-ngọt-cay-mặn
giận-mừng-lo-buồn-sợ
xuân-hạ-giữa hạ-thu-đông
phong- thử- thấp- táo -hàn
Can- tâm -tỳ -phế -thận
sinh -trưởng- hóa- thu -tàn
................................
Sách y học xưa kể có cậu ấm thi đỗ mừng quá phát điên cứ cười nói lảm nhản.Ông thầy thuốc bảo rằng bệnh này không có gì chữa được chỉ còn cách về chuẩn bị tang lễ trước,cậu ấm sợ quá trên đường về khỏi bệnh lúc nào không hay.Sợ thuộc hành thủy,mừng thuốc hành hỏa.thầy thuốc đã dùng thủy khác chế hỏa để chữa bệnh cho cậu ấm.
Ngày nay Đông y học cổ truyền vẫn tiếp tục vận dụng thuyết ngũ hành vào chữa bệnh,ngoài ra còn có võ thuật,khí công .Nói về võ thuật có trường hợp một anh rất khỏe có thể cầm 2 quả tạ tay nâng lên xuống vài trăm cái,đứng lên ngồi xuống cũng vài trăm lần nhưng khi cho tập theo trường phái tĩnh đứng trung bình tấn,cầm hai quả tạ giữ bất động thì anh ta chỉ trụ được một lúc trong khi những nhà khí công,yoga có thể đứng 1 chân,đứng tấn hàng giờ ,hàng ngày thậm chí còn hơn...
Quan niệm ngày nay thì không còn bó hẹp trong 5 yếu tố và luật tương sinh tương khắc như ngày xưa nữa,trong 1 sự vật luôn có nhiều yếu tố cấu thành,trong đó có yếu tố đóng vai trò quyết định làm động lực cho tất cả phát triển.Sự vật hình thành các thuộc tính là nhờ các mối liên hệ với bên ngoài,nên có thể coi sự vật là thể thống nhất của các mối liên hệ cụ thể trong đó sẽ có mối liên hệ cơ bản tạo ra thuộc tính có tính quyết định trong lòng sự vật.Ví dụ như con người có thể quan hệ với nhiều tổ chức,tập thể nên anh ta có thể vừa là bác sĩ,vừa là người cha,vừa là thành viên của câu lạc bộ dưỡng sinh...nhưng mối quan hệ nào cơ bản nhất thì sẽ tạo ra thuộc tính cơ bản có vai trò tiên quyết trong sự phát triển của anh ta.Cái này phát triển thì cái kia phát triển theo là sự tương sinh,yếu tố này phát triển phải phụ thuộc,đảm bảo phù hợp cân đối với yếu tố kia là sự tương khắc.
Trong giáo dục:Học sinh-phụ huynh-báo chí-dư luận-quốc hội-bộ giáo dục-giáo viên-học sinh....Ở thể thống nhất này thì yếu tố đóng vai trò tiên quyết chính là học sinh,có học sinh đi học mới hình thành hội phụ huynh,mới có thầy giáo,phụ huynh phản ánh thì mới có dư luận và quốc hội mới quản lí.Mọi hành động đều phải hướng tới học sinh,phải đảm bảo phù hợp để học sinh phát triển.

Nguồn Sưu Tầm