Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

THÔNG HUYỀN LINH KINH

Thông Huyền Linh Kinh
Quỷ Linh Kinh là do Lăng La Tử đời Tống làm ra , chuyên luận về thuật Kham Dư , nội dung rất diệu , linh ứng dị thường , không có sách nào được như thế . Thế nhân luận Phong Thủy , thường rối rắm không giống nhau , đều do không nắm được bí quyết , cuối cùng khó thâm nhập Đạo Lý , vì người mở núi điểm huyệt, sao có thể xu cát tỵ hung, sách này áo diệu, không xem lai long khứ mạch, sa thủy la bàn cũng bỏ , chỉ quan trọng thấy cảnh sinh tình, chạm đến ứng biến, một động một tĩnh, một cỏ một cây , dều xem cho rõ ràng , biết chỗ đến chỗ đi , trăm lần không sai . Chưa lên núi mà biết trước gia đạo thịnh suy ,tiếp đến cửa là quyết định đinh tài mạnh hay yếu . Xem mộ mới mà biết mộ cũ , xem nền nhà biết khí sắc , nhỏ như sợi lông cũng không qua , chính là diệu pháp không quá ba bốn câu , nghìn vàng chẳng truyền thế nhân , mai sau có người chân thành , với người hiếu nghĩa thông minh , mà nhà nghèo không có cái ăn cái mặc , thì truyền thụ cho , nếu không biết chữ thì truyền khẩu cho , chẳng bao lâu sẽ sáng rõ , sẽ có tiếng lưu hậu thế , cũng là giàu có !
Âm Trạch Nhập Phần Đoán
Vào núi xem mộ , bỗng nghe gió thổi tùng , ám tàng cái tượng sát phạt , lại nghe tiếng vượn hót hổ gầm , cùng là chim kêu bi thương , đều là cái tượng bi thương bất cát , ứng đoán quan tai , thị phi , ly biệt , tật ách tai họa , từ xưa đến giờ chẳng bao giờ không ứng nghiệm . Xem vùng đất bằng phẳng , nên nhìn kỹ hình trạng của mộ , vỏ ngoài của quách , hai bên của áo , hoặc tổn thương nát vụn không ngay ngắn , tô điểm trang hoàng , tất cả đều dùng làm cơ sở phán đoán . Chuyện xưa có một nắm rõ phép này , vào mùa đông năm mão đến xem mộ cho một người bạn , chưa cần đến đất , tại trong thuyền xem tới , thấy trên mộ phần bóng tùng che kín , xanh biếc một màu , tiếp đến khi cập bờ bên chân trái ngẫu nhiên đạp vụn một viên gạch , xem kỹ là một cái nghiên bị vỡ , mộ đó táng sau hai mươi năm ngành trưởng tất phát khoa giáp , định rất phát đinh tài lưỡng vượng , phú quý miên trường , mọi người đều kính phục .
Lại xem một mộ , lên đến bờ , chỉ thấy hai con chim thước theo nam phương hót bi thương , rồi theo phía tây bay đi , hoát liền mấy tiếng , tiếp đến nơi , thấy rừng tùng sơ sác , màu sắc úa tàn , đúng là cảnh điêu linh , tức đoán rằng : chỗ này sau khi táng , tất liên tao hồi lộc , tổn đinh hao tài , mọi người khâm phục .
Có một người nhà giàu mời tới xem mộ , vừa đến nơi , thầy đưa mắt nhìn , chỉ thấy cây tùng xanh biếc , địa thế bình thản , nước đẹp trong xanh , ánh quang ngùn ngụt ,
Đỉnh đầu ứng xuất cho phòng thứ, chính trong lúc đàm luận, chỉ thấy một người cưỡi ngựa Thanh Thông mà đến, vụt nói, phát giàu sang, chính ứng trên thân nhân mộ ấy, theo người ấy, đã được nhẹ bước mây xanh liên tiếp, khoa giáp đứng đầu. Có một người học trò mời Thầy xem đất, chưa ra đến mộ, lập tức nói: Mỗ cũ này ứng vào một con, nửa năm mùi thì hoàn tất, họ rất kinh phục, sang năm trong nhà có người vào trường thi đứng đầu bảng, mọi người đều không tin, sau đều như đoán. Trước lại có người mời Thầy xem mộ, nguyên bởi đường xa, dùng thuyền nhỏ mà đến, sau đến nơi mộ, bỗng gãy mái chèo, người chèo không biết phải làm sao, chủ nhân bảo bỏ chèo lấy sào chống, đến bờ lau cỏ trải tận xuống mép nước, đến lúc cập vào bờ , bỗng thấy hai con thỏ trắng từ trong huyệt chạy ra, theo hướng Tây mà chạy, tức đoán rằng, đi thuyền gãy chèo, mọ này táng song trưởng nam gặp nạn, bờ lau xuống nước, phụ nữ đẻ khó không khỏi, trước huyệt thỏ chạy theo hướng tây nam, trong nhà con nhỏ có tai ách, quả nhiên mọi người đều công nhận.
Lại xem một mộ cũng đến chỗ đất, xa trông có một cái tháp, khoảng nửa dặm, mà đỉnh tháp bắn thẳng vào mộ, bởi thế đoán rằng : Mộ này táng song, chủ tổn nhân khẩu cùng trẻ nhỏ, lại có sự về đèn lửa. Lại đến một chỗ, gần chỗ trước huyệt, nhìn thấy một cây cổ thụ bóng rợp , phong cảnh tiêu sơ, có một loại khí thanh nhã, tượng siêu phàm, liền đoán rằng : Mộ này táng song xuất nghề nghiệp thanh cao, phong lưu cao sĩ, người thích ẩn mình.
Thế Anh Trích Dịch Từ " Thông Huyền Quỷ Linh Kinh"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét