Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

HỐ ĐỊA NGỤC LƯU BÁ ÔN TIÊN TRI

Kể từ tháng 4 năm 2010, sau khi huyện Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên đột nhiên xuất hiện 26 hố sụt đất, các tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam, Quảng Tây, Giang Tây, Quảng Đông, v.v. ở Trung Quốc cũng theo đó phát sinh sụt lún cục bộ và hình thành các hố tự nhiên. Những hố xuất hiện do sụt đất này gây tổn thất kinh tế nhất định cho dân chúng sở tại, đồng thời trực tiếp đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của dân chúng, chẳng hạn: ngày 17 tháng 1 năm 2010, trường tiểu học Phúc Tuyền ở trấn Đại Thành Kiều, huyện Ninh Hương, tỉnh Hồ Nam đột nhiên xuất hiện sụt lún, một phòng học cấp bốn đột nhiên biến mất. Mấy tháng sau, phạm vi sụt đất không ngừng khuếch đại, cả bãi tập của trường học bị thôn tính. Đường kính miệng hố hiện tại đã lên tới hơn 80 mét, trực tiếp đe dọa khu lớp học 2 tầng và dân cư quanh đó, tạo thành uy hiếp rất lớn tới an toàn của cư dân.

Một hố địa ngục xuất hiện thời gian gần đây Ngày 3 tháng 6 năm 2010, ngọn núi lớn ở thôn Cát Lợi, trấn Lương Giang, thành phố Lai Tân thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây bỗng nhiên sụt xuống hình thành 4 hố lớn. Mặt đất sụt lún khiến phòng ốc, tường vách bị rạn nứt, xiêu vẹo, nhà cửa đổ sập, cũng ảnh hưởng đến thôn lân cận trên núi và một đập chứa nước nhỏ.
Tối ngày 8 tháng 6 năm 2010, vạch kẻ ngang dành cho người đi bộ ở khu Thành Hoa, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đột nhiên sụt xuống, tạo thành một hố sâu 3 mét khiến dân chúng không dám đến gần.
Ngày 9 tháng 6 năm 2010, tại thôn Trần Ốc, trấn Cửu Pha, thành phố Liên Châu, tỉnh Quảng Đông, một con trâu nặng cả trăm cân bị rơi vào hố gây ra bởi sụt đất, sau đó người ta phát hiện con trâu đã chết. Hơn 20 dân làng đã cố gắng dùng ròng rọc để kéo con trâu lên, nhưng kết quả nỗ lực trong mấy ngày mà không thành công.
…………………..
Sự xuất hiện của các “hố địa ngục” đã khiến dân chúng cực kỳ hoảng sợ, trong dân gian người ta nhao nhao truyền nhau sắp có địa chấn lớn xảy ra. Một số chuyên gia đã đứng ra giải thích và chỉ ra rằng nó không liên quan gì tới động đất, thế nhưng vẫn không thể xua tan mối nghi ngại trong dân chúng. Trên thực tế, “hố địa ngục” chính là sụt đất trong phạm vi nhỏ, nhưng nguyên nhân ở tầng sâu dẫn tới sụt đất là gì? E rằng đây không phải là điều mà các chuyên gia có thể giải thích từ góc độ khoa học hiện đại. Ví như mấy ngày trước, tại đoạn quốc lộ Giang Sơn trên đường cao tốc Hoàng Cù Nam, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc xuất hiện “hố địa ngục” với đường kính 8,3 mét, sâu 6 mét; mặt hố rất tròn, vách hố trơn tuột, trông không giống hố tự nhiên, thậm chí người ta còn thấy nguyên mặt nhựa đường dưới đáy hố. Kỳ lạ kiểu này giống như quỷ thần làm, chứ ngay cả dùng sức người khoét ra cũng khó đạt đến mức độ tròn như thế.
“Hố địa ngục” xuất hiện ngày nay tuyệt không phải là ngẫu nhiên. Dân gian Trung Quốc vẫn lưu truyền thuyết về “trời sụp đất lún”, “hố địa ngục” phải chăng là báo trước nhân loại sẽ phải đối diện với sụt đất trong phạm vi lớn hơn? Trong biến hóa địa chất của lịch sử lâu dài, có bản khối đại lục trồi lên, lại cũng có bản khối đại lục trầm xuống. Lục địa Atlantis theo truyền thuyết cũng từng bị chìm toàn bộ xuống đáy biển, quả là một tình cảnh đáng sợ! Ở đây tôi xin mạo muội đưa ra lời tiên tri nổi tiếng của đại dự ngôn gia Lưu Bá Ôn—«Lưu Bá Ôn bia ký tại núi Thái Bạch, tỉnh Thiểm Tây», trong đó có đoạn:
“Tiền bạc là vật bảo,
Nhìn thấu dùng không được.
Quả thực là vật bảo,
Lòng đất nứt không đảo.”
Bốn câu này nói, tiền bạc trong con mắt người ta được coi là vật bảo, thế nhưng khi nhìn thấu thì thấy nó không dùng để làm gì. “Nhìn thấu” gì đây? Chính là một khi “lòng đất nứt” thì tiền bạc không có giá trị sử dụng nữa, bởi vì lúc ấy nhân loại đã chẳng còn chỗ nào để trốn, vậy thì làm gì còn cơ hội tiêu tiền nữa? Có thể thấy, “lòng đất nứt” này đối với nhân loại mà nói là một tai họa ngập đầu, chính là điều truyền thuyết gọi là “trời sụp đất lún”. “Hố địa ngục” rất có khả năng là một điềm báo cho “lòng đất nứt” (tức “trời sụp đất lún”) trong tương lai. Đối diện với tai họa mang tính hủy diệt này, người ta liệu có thể “không đảo” mà vượt qua hay không? Có thể, bởi vì người được chân chính “bảo” hộ có thể vượt qua kiếp nạn này. Như vậy “vật bảo” chân chính ở đây là gì? Trong đoạn dự ngôn tiếp theo, Lưu Bá Ôn giải đáp câu hỏi này như sau:
“Bảy người một đường tẩu,
Dẫn dụ đã vào khẩu. (chữ “Chân”)
Ba chấm cộng một câu, (chữ “Nhẫn”)
Bát Vương nhị thập khẩu.” (chữ “Thiện”)
“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu”: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là do “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).
“Ba chấm cộng một câu“: chính là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn” (忍).
“Bát Vương nhị thập khẩu“: chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “trập” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.
“Bảy người một đường tẩu, dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, bát Vương nhị thập khẩu“, liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍).
Ở đây, Lưu Bá Ôn đã dùng hình thức câu đố chữ để nói với chúng ta rằng “vật bảo” này chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Bất luận thế nào, chỉ cần nhận thức được “Chân-Thiện-Nhẫn” là có thể vượt qua đại kiếp nạn rồi, là có thể “Người người đều hỷ cười, ai ai cũng bình an”.
Theo chanhkien

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét