Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

Cuộc Đời Đức Phật

Không phải đến bây giờ chúng ta mới tìm hiểu lịch sử đấng Thế Tôn. Là Huynh trưởng , chúng ta phải hiểu rõ lịch sử Của Ngài từ lâu rồi. Hôm nay , chúng ta đi sâu vào cuộc đời Của Ngài để tìm hiểu những ý nghĩa cao cả qua từng giai đoạn trong cuộc đời vô cùng sáng ngời ấy.

Để có thể xác định thêm một ý nghĩa về lịch sử tư tưởng nhân loại trong cuộc đời Của đấng Thế Tôn , tưởng cũng nên tìm hiểu qua Hoàn cảnh xã hội ấn Độ lúc bấy giờ.

I/ XÃ HỘI ẤN ĐỘ TRONG THỜI K Ỳ ĐỨC PHẬT RA ĐỜI :

Nói đến sự đau khổ bất công trong xã hội ở thế kỷ thứ V trước Tây lịch thì hầu như nước nào cũng có, nặng nề nhất thời ấy , có thể nói là xã hội ấn Độ. Một xã hội phong kiến Áp bức , chia rẽ giai cấp. Quốc dân chia làm 4 giai cấp chuyên chế:

1.-Bà la mơn :Gồm các đạo sĩ tu hành đạo Bà la mơn , được chuyên giữ lễ nghi , văn hóa , học thuật Của dân tộc ấn (theo quan niệm Của họ
hạm Thiên là đấng tạo ra vạn vật , muôn loài và đích cao nhất Của người tu học đạo Bà la mơn là Hoà hợp với Phạm Thiên ).

2.-Sát đế ly : Giòng họ nhà Vua , nắm quyền chính trị và thâu trong tay hầu hết đất đai Của toàn quốc.

3.-Phệ XÁ : Gồm những hạng người buôn bán , nhưng dòng giỏi cao sang.

4.-Thủ Đà La : Gồm những người làm thuê , làm mướn suốt đời , bị khinh bỉ ,không được học hành , không được nghe giảng đạo v.v…

Bốn giai cấp này có sự chênh lệch lớn và cấm tuyệt hơn nhân giữa hai giai cấp với nhau. Ngoài 4 giai cấp còn cómột hạng người Đông đảo không được liệt vào một giai cấp nào , họ bị khinh rêu hơn con vật , cuộc sống Của họ ti tiện khổ sở hơn một con vật đói khát. Hạng người này phải mang Lục lạc ở chân để các người ở giai cấp trên biết mà tránh xa họ. Có lúc họ phải trốn vào bụi cây để các người khác không thấy. Họ chỉ sống bằng cách lượm thức ăn dư thưà và cuối cùng họ lê thân đến bãi tha ma nằm chờ chết.

Giữa một xã hội vô cùng khổ đau , bất công , bất bình đẳng như thế , một trung tâm Của sự hỗn loạn vô cùng trong tư tưởng như thế , thì một đóa hoa ƯU ĐÀM đã nở ( không phải đức PHẬT ra đời chỉ để cứu độ cho một nước ấn Độ ,nhưng vào thời kỳ đó , ấn Độ là một nước trung tâm Của khổ đau , Của phân chia giai cấp ).

II/. CUỘC ĐỜI Của THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA
cần ơn lại lịch sử Của ngài trước khi học bài này )

1. Thời niên thiếu : Thái tử Tất Đạt Đa ra đời vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch ( tính theo lịch tàu ) tại vườn Lâm Tỳ Ni trong lúc Hoàng hậu Ma Gia đang dạo chôi ngắm cảnh . Bản tánh Của ngài rất thông minh . Lúc lên 7 tuổi , Vua cha chọn cho thái tử những giáo sư danh tiếng vào cung để dạy thái tử . Năm 12 tuổi , thái tử chiếm giải nhất trong nước về văn chương , nghệ thuật , triết học , chính trị và cả võ nghệ : Chẳng bao lâu thái tử vượt hơn cả sức hiểu biết Của các giáo sư . Mọingười đều thán phục . ( Qua phần này , chúng ta thấy rõ trí tuệ phi thường Của ngài).

Thái tử ưa thích yên tĩnh , từ tiếng kêu thống thiết Của loài cơn trùng trong đêm vắng cũng làm cho thái tử động lòng thương ; một chiếc lá vàng rôi cũng làm cho thái tử ưu tư suy nghĩ (Tình thương chúng sanh đã trổi dậy trong lòng thái tử ) . Vì vậy nhà vua tìm mọi lạc thú , sung sướng trên đời để cầm chân thái tử và cũng không cho thái tử xuất gia như lời tiên đoán Của A Tư Đà . Năm 17 tuổi , thái tử vô địch trong cuộc thi tài cùng các vương tôn công tử trong nước và các chư hầu tại Hoàng thành (phần này chúng ta thấy sức mạnh phi thường Của một chàng trai anh dũng), và theo lệnh vua cha kết duyên với Gia Du Đà La . Một nàng công chúa kiều diễm Của lân bang . Nhà vua cho sửa sang cung điện cực kỳ myõ lệ, tuyển hàng trăm cung nữ xinh đẹp ngày ngày múa hát.

Nhưng mọi sung sướng, mọi cảnh đẹp Của thế gian không thể nào lay chuyển được lòng thương chúng sanh ở con người cao cả ấy. Ngai vàng , điện ngọc, hạnh phúc, khoái lạc trần gian Thái Tử cũng không đam mê, trái với suy nghĩ Của những thanh niên anh tuấn thời bấy giờ. Sau cuộc du ngoạn ngoại thành, thái tử cảm thấy đau khổ trong tâm Hoàn , thông cảm nổi đau khổ Của nhân loại ; hình ảnh kêu quằn quại trong cơn bệnh , ông già tiều tụy thất thiểu , hình ảnh người chết rụi bên vệ đường đã làm cho thái tử ngày đêm suy nghĩ . Ngoài những thảm cảnh ấy , con người còn bị khinh bỉ bởi thành kiến giai cấp Của xã hội đương thời , họ không còn gì là chút tự do , hạnh phúc . (Lòng thương Của thái tử mở rộng phạm vi lớn hơn ) . Thái tử đã thốt lên : “ Không có giai cấp trong giọt nước mắt cùng mặn , trong giòng máu cùng đỏ “ . Những cái gì người đời cho là hạnh phúc nhất thế gian ( Ngôi vua , điện ngọc , vợ đẹp , con ngoan …) thì thái tử cho là ảo ảnh và chỉ làm cho con người đau khổ . ( Trí tuệ phát chiếu đến mức độ cao hơn ).

Chính thái tử đã nói : “…Ta đã thấy , đã nghe hôi thở thoi thóp Của trần gian đang hấp hối . Ta đã nhận rõ bóng ảo huyền Của lạc thú , sự mỉa mai Của hạnh phúc , cái Áo não Của những nỗi lao khổ nhọc nhằn. Thú vui chỉ mở đường cho đau khổ trong hội ngộ đã nẩy mầm chia ly , trêu trung đưa đến già yếu , sống để rồi chết , rồi …đến những cuộc sống vô định khác , và cứ như thế , từng hạt đau thương chạy vòng trên chuỗi hạt thương đau ….( Ánh Đạo Vàng Của Võ Đình Cường ).Vì những lẽ ấy , vì lòng thương Cứu độ chúng sanh đến nỗi tâm trí Thái tử thoát ra ngoài thân thể . Thái tử muốn tìm một hạnh phúc chân thật , tuyệt vời , một chân trời bao la rộng rãi , một cuộc sống nhịp nhàng với nước non không biên giới , đập tan những gơng cùm xiềng xích trói buộc muôn loài trong thành trì thống khổ . Tư tưởng xuất gia càng trổi dậy trong tâm Hoàn thái tử ( Từ bi rộng mở).

2) Thái Tử xuất gia : Rồi …một đêm , Moàng 8 tháng 2 âm lịch khi trăng xuân vưà xế , cảnh vật triền miên trong giấc ngủ im lìm , không một âm ba đồng vọng .Đông cung thái tử Tất Đạt Đa bỏ lại ngôi báu , bỏ lại những ngày vàng và đêm ngọc , gỡ cánh tay luyến Ái Của hiền thê , cắt ngang tình yêu mãnh liệt Của phụ Hoàng và xa lánh đứa con thô đang nằm bên lòng mẹ …Con người chí khí ấy đã vượt thành xuất gia tìm đạo với một lý tưởng siêu phàm ( Dũng lực Của tinh thần ).

Ta đã thấy rõ chơn tướng Của sự sống rồi , ta sẽ đi tìm cho nhân loại một con đường giải thoát “ ( Ánh Đạo Vàng Của Võ Đình Cường ).

Đem ngôi vị đế vương đổi lấy cuộc đời vất vã Của kêu hành khất , tháng năm ròng rã , phong sương phủ đầy trên thân người Vương giả . Thái tử tìm học đạo ở nhiều mơn đạo lúc bấy giờ .Nhưng kết quả không có đạo nào cho người thấy rõ lẽ sinh toàn Của vạn vật , không một đạo nào đưa con người thoát khỏi khổ đau . Nhưng qua đó ngài cũng thu lượm được nhiều kinh nghiệm. Rồi Ngài cũng thực hành cách hành đạo Của các phái cực đoan. Ngài tu khổ hạnh 6 năm trời , mỗi ngày chỉ ăn một hạt gạo , một hạt mè. Đến nỗi một ngày kia Ngài kiệt sức , ngất xỉu. Khi tỉnh dậy , Ngài tự nghĩ. Ta nhịn đói hành phạt thân thể bấy lâu nay cũng chẳng có ích gì. Người cầu đạo cần mở mang trí tuệ. Mà muốn có tâm Hoàn trong sáng thanh tao cần phải có một thân thể rắn chắc khỏe mạnh để nương tựa , nhưng nếu thân thể đẩy đà sung mãn thì tâm Hoàn dễ đắm say sa đoạ , mà thân thể yếu đuối tiều tụy thì tâm Hoàn cũng bạc nhược , rối loạn. Quá sướng hay quá khổ không phải là tu hành chân chính.(Trí tuệ sáng tỏa hơn ) Lúc ấy nàng Mục nữ Tu Xà Đề cúng dường Ngài Bát sữa. Thọ Bát sữa xong, Ngài bình phục , Ngài quyết định bỏ lối tu lầm lạc ấy. Đến núi Tượng đầu , bên sông Ny Liên Thuyền , ngài xuống sông tắm rửa rồi đến gốc cây Boà Đề, trãi cỏ làm nệm. Ngài tỉnh toạ yên lặng suy nghĩ ,. Ngài phát đại nguyện : “ Dầu máu ta có khô , xương ta có Mục , tacũng không rời khỏi chỗ này , nếu ta chưa tìm ra đạo pháp nhiệm mầu , đưa muôn loài ra khỏi khổ đau , ra khỏi mê lầm tăm tối “. Suốt 49 ngày Ngài NHẬP định , tĩnh tâm , chuyên chú tham thiền. Ma vương sợ Ngài thành đạo sẽ giác ngộ cho mọi loài , liền rủ nhau đến quấy phá , quyến rủ , mê hoặc Ngài. Nhưng Ngài định lực cao cường , chiến thắng tất cả sự cám dỗ Của Ma vương ( Dũng lực Của Ngài đã đi đến đại hùng , đại lực ).

3) Thái tử Thành đạo : Rồi đêm ấy. Đêm moàng 8 tháng Chạp , không một tiếng động nhỏ Của cảnh rừng u tịch , thời gian như ngừng trôi , vũ trụ và vạn vật đều im lìm, giờ phút thiêng liêng ấy , từ đỉnh trán người xuất thế , một luồng hào quang sáng lánh như cả muôn chùm sao chùm lại chiếu rọi cả 4 phương , như bó đuốc sáng quét sạch cả bóng tối Của đêm đen.

Đầu canh 2 đức Thế Tôn đã chứng quả "Túc mạng minh"biết được những kiếp trước Của mình. Sang canh 3 Ngài chứng được "Thiên nhãn minh" thấu triệt những cuộc sống chết luân hồi Của vạn loại chúng sanh. Đến canh 4 Ngài chứng quả "Lậu tận minh" thấu triệt được nguồn gốc Của sự khổ đau hiện tại, dùng trí tuệ trừ sạch phiền não. Hào quang đại trí đã tận diệt mê lầm khám phá chân tướng Của vạn hữu vũ trụ , tìm ra được nguyên do Của sự khổ và phương pháp tận trừ khổ não.

Ngày moàng 8 tháng Chạp , ngày hân hoan bất diệt , ngày Của vũ trụ huy Hoàng , ngày đạt tới chân lý tuyệt đối Của Đông cung Thái tử TấT ĐạT ĐA , tôn hiệu là THÍCH CA MÂU NI PHẬT ( Skya Muni Buddha ). Từ đấy , Ngài là người chung Của muôn loại chúng sanh , Của CHÂN THIỆN MỸ (Trí tuệ đã phát chiếu đến cùng tột trở thành TRÍ TUỆ BÁT NHÃ ).

III/ THỜI KỲ ĐỨC PHẬT TRUYỀN ĐẠO :

1.- Đức PHẬT truyền đạo : Sau khi thành đạo Ngài chưa truyền đạo ngay vì sợ đạo Ngài cao siêu khó hiểu. Nhưng sau đó , xét rõ căn cơ và suy nghĩ ra phương tiện ứng dụng , Ngài trở lại với mọi người. Đầu tiên Ngài thuyết pháp cho những ngườiđồng tu khổ hạnh trước đây , kết quả 5 anh em Ơng Kiều Trần Như được khai ngộ. Và rồi trong suốt 49 năm thuyết pháp giáo hóa trên khắp lưu vực bình nguyên châu thổ ấn , đến miền núi rừng và rồi trên vạn ngã, từ thành thị đến thơn quê , mọi người đều được Hoàng ân pháp nhũ. Tăng đoàn Của Ngài mở rộng cửa đón mọi người thuộc mọi tầng lớp , nghề nghiệp.

- Trong số người tham gia Tăng chúng và chuyển Thánh quả, có cả Vua chúa , Bà la mơn , thợ cạo , người đổ phân, thậm chí có cả người dâm nữvà có cả tên tướng cướp giết người không gớm tay là Augulimàla.

2.- Đức PHẬT NHẬP Niết bàn :

Suốt cuộc đời hoạt động , đức Thích Ca từng căn dặn các đệ tử : “CÁc con hãy tranh đấu quyết liệt. Tranh đấu với chính mình để đạt tới chân lý “ và "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi".

Cho đến lúc thân tứ đại đã xoay vần trên tám chục xuân thu và mãi đến khi hôi tàn sức kiệt , Ngài cũng cố gắng thuyết giáo lần cuối cùng cho các đệ tử trong một ngày một đêm cho Hoàn tất bộ “Đại Niết Bàn “ tại xứ Câu Thi La trong rừng Sa La. Khi Ngài gần NHẬP Niết bàn , Ngài còn căn dặn “ CÁc con hãy tranh đấu dũng cảm để tự giác, giác tha “.

IV/ Sự THị HIệN Của ĐứC PHẬT :

Từ thuở niên thiếu cho đến khi xuất gia , thành đạo và hành đạo , chúng ta thấy rằng Ngài luôn hướng về khổ đau Của chúng sanh. Tình thương rộng lớn Của Ngài bao trùm cả muôn loài. Nhưng không phải chỉ có cuộc đời ngắn ngủi ấy đức PHẬT thường nghĩ đến chúng sanh. Nếu đã đọc những truyện tiền thân đức PHẬT thì ta được biết rằng. Từ vô số kiếp trước đức Thế Tôn đã có lòng từ bi , luôn tâm niệm đem vui Cứu khổ cho mọi loài. Công năng tu tập từ nhiều kiếp trước thêm vào công năng tu tập trong kiếp này đã đưa Thái tử Tất Đạt Đa đến quả vị PHẬT.Công hạnh Của Ngài trong các kiếp trước gần viên mãn và do hạnh nguyện Của Ngài sau này thị hiện xuống cõi Ta Bà để Hoàn tất việc tu chứng , để đi đến viên mãn , để Cứu độ cho chúng sanh đang quằn quại trong đau thương mà điển hình nhất là xã hội ấn Độ lúc bấy giờ. Hiểu được sự thị hiện này , mới thấy lòng Từ bi Của đấng Thế Tôn thật quá bao la. Chính vì lẽ đó , trong kinh Khánh Đãn có đoạn : “…Nay nhờ PHẬT Tổ năng nhân …Ta bà thị hiện , Thích chủng thọ sanh … “ Và cũng chính do sự thị hiện nên khi vưà ra đời , Thái tử Tất Đạt Đa đã thốt nên câu nói :” Thiên thượng thiên hạ , duy Ngã độc tôn” (Trên trời , dưới trời chỉ có ta là hơn cả ). Chúng ta phải hiểu chữ “ Ngã” (Ta) ở đây không phải là chỉ Thái Tử Tất Đạt Đa mà cũng không phải chỉ Đức PHẬTThích Ca sẽ thành PHẬT nay mai mà là cái “Ta” đại thể “Ngã “ ở đây là “chơn ngã “ Phải trở về chính mình. Cuộc đời Của ta là do ta tạo ra chứ không có Thượng đế nào định đoạt được (chỉ có ta là hơn cả ). Cái ta đại thể ở đây là thể tịch tịnh tri giác không xao động biến hoại (nên xem “Chìa khóa học PHẬT” Của Thích Thanh Từ để hiểu rỏ hơn ). Cuộc đời đức PHẬT mà ta đã tìm hiểu, phân tích cũng đủ để chứng minh câu Thánh ngơn vàng ngọc này. Nhưng ta phải hiểu rõ sự thị hiện ở đây khác với sự giáng thế Của một tôn giáo khác. Sự giáng thế Của các tôn giáo khác có nghĩa là đấng Thượng đế. Thần linh xuống trần gian này để dùng quyền uy tối thượng Của mình mà thưởng phạt nhân loại. Đức PHẬT thì không phải thế , Ngài không bao giờ đặt mình lên địa vị tuyệt đối ấy. Ngài từng nói với các đệ tử : “Ta đến đây là không phải để Cứu độ các con , mà để chỉ đường cho các con , các con phải noi theo đó mà tiến hóa giác ngộ

để tự Cứu lấy mình".

V.-TÍNH CHấT CÁCH MạNG TRONG CUộC ĐờI ĐứC PHẬT : (Ý nghĩa lịch sử cách mạng ) Giữa xã hội đau thương đầy dẪy bất công , phân chia, kỳ thị giai cấp Của ấn Độ lúc bấy giờ thì HOA ƯU ĐÀM nở, sau khi chứng quả đức PHẬT đã hoạt động không ngừng , luôn luôn đứng về phía đau khổ , về những người bị Áp bức bóc lột, đặt địa vị xứng đÁng Của con người lên trên tất cả để giải phóng cho họ . Ngài gần người , tin người và yêu người , cốt tìm sự lợi lạc chính thức cho tất cả . Kêu mê thì Ngài cảnh tỉnh , người trí thì người tiếp dẫn đến sáng suốt vô biên . Ngài chỉ dạy phương pháp diệt khổ để được an vui . Không phân biệt “ vua chúa hay người ty tiện “.

Như vậy Ngài đã san bằng giai cấp mà đã từ lâu đời ăn sâu trong xã hội ấn Độ . Đức PHẬT bác bỏ cái gọi là quyền uy tối thượng Của “ Thánh điển Vệ Đà “ , Ngài đã nói “ chúng sanh là PHẬT sẽ thành “ . Ai cũng có PHẬT tánh , ai cũng có khả năng thành PHẬT . Ngài khôi phục và khẳng định trí tuệ Của con người . Việc bác bỏ quyền uy tối thượng Của thánh Vệ Đà còn kèm theo hai hệ quả :

1. Bác bỏ quyền uy xã hội Của giai cấp Ba La mơn .

2. Bác bỏ tin tưởng ở một đấng thượng đế sáng tạo và ngự trị muôn loài . Pháp sư Swâmi Vivekamandi , trong cuộc diễn thuyết gần đây (viết năm 1950 ) ở Luân đơn và Nữu ước , cũng đã trình bày cho các bạn Tây phương biết một quan niệm rất Á Đông về sự tiến bộ Của nhân loại. Một quan niệm khác hẳn với học thuyết Doroinisme, nghĩa là một sự tiến bộ không vâng theo con đường thẳng mà uốn cong theo vòng tròn. Chính công luật đó đã ứng hiện ở ấn độ vào thời bấy giờ. Một sự hỗn loạn vô cùng trong tư tưởng, một bất bình đẳng vô lý. . . và một phản động lực quyết liệt, phải xảy ra để đưa xã hội về một trẬt tự mới, mà người xướng lên là Đức PHẬT Thích Ca mâu Ni (Đạo PHẬT tập 2 Của Huyền Chân) .

VI.- Ý NGHĨA CAO CẢ Về CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT :

Nếu phân tích từng giai đoạn Của cuộc đời Ngài, chúng ta cũng thấy giai đoạn nào cũng kết tinh bằng tình thương, trí tuệ và dũng lực. Càng ngày tình thương càng rộng lớn dần đến vô biên, Dũng lực thì từ cái dũng thể chất Của một thanh niên ưu việt chuyển đến cái dũng tinh thần, nghị lực lớn lao cắt đứt Ái dục, bỏ cả vợ đẹp con ngoan,, bỏ cả ngôi báu, ngọc ngà nhung lụa, bỏ cả những gì mà người đời cho là hạnh phúc nhất trần gian. Và cuối cùng tiến đến mức độ Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi, chiến thắng Ma vương, ngoại cảnh và ma vương Của nội tâm, trí tuệ sáng chiếu tuyệt đối đạt đến trí tuệ Bát nha (lúc Thành đạo). Đoạn sau Của cuộc đời tìm đạo, chúng ta đã thấy công cụ mà đức PHẬT dùng để thể hội chân lý tuyệt đốilà "TRÍ TUệ BÁT NHÃ", đó là cái trí tuệ Cứu cánh, không phải chỉ học nhiều mới có được, mà còn phải hành phải tu mới có được. Ngoài ra, chúng ta còn nhận được những ý nghĩa qua các sự kiện đặc biệt trong cuôc đời Của đấng Thế Tôn.

VII.- Ý NGHĨA CÁC SỰ KIỆN ĐặC BIệT :

1.- Đản Sanh : Với nhiều hiện tượng lạ cho thấy đức PHẬT không phải là người bình thường mà đây là lần thọ thân sau rốt Của muôn ngàn kiếp sống trước đây (qua những chuyện tiền thân đức PHẬT). Lần thọ thân này không phảiø thọ than do nghiệp lực mà là một vị Boà tÁt hiện thân để hóa độ chúng sanh. Ngài ra đời để dạy cho chúng sanh : "Ai cũng có khả năng thành PHẬT".

2.- Xuất gia : Khung cảnh và môi trường khi Ngài xuất gia đã cho chúng ta thấy rõ : Ngài như một đóa sen tỏa hương thôm ngÁt và thanh khiết làm tươi đẹp thôm mÁt cho cuộc đời.

3.- Thành Đạo : Đến đích giải thoát, sự kiện Thành đạo có ý nghĩa rất sâu sắc :

- Trung đạo : Tránh hai cực đoan : Hưởng dục và khổ hạnh.

- Tự thân con người có thể đạt đến giác ngộ

- Đoạn trừ được vô minh thì Ánh sáng "chân lý" lóe sáng.

4.- Hóa độ chúng sanh : Không phải chỉ giải thoát cho bản thân mà giải thoat cho mọi người (nói rộng ra là mọi loài). Thể hiện hạnh Từ bi rộng lớn và đấy chính là hạnh nguyện Của Ngài, chính là động lực thôi thúc Ngài xuất gia.Công cuộc hoằng hóa Của Ngài đã nói rõ tinh thần "Giác Tha" sau khi "Tự Giác".

5.- Niết bàn : Niết bàn là tịch diệt, là thế giới Của sự chứng NHẬP, giải thoát Hoàn toàn. ở đó không dấy lên một vọng niệm nào. Chỉ có chứng NHẬP mới hiểu đượctrạng thái tịch diệt vắng lặng Của Niết bàn. Đây mới là Cứu cánh. Đức PHẬT NHẬP Niết bàn tức là đức PHẬT không còn sanh, tử nữa (NHẬP Niết bàn, như vậy, không có nghĩa là chết). Đức PHẬT là đấng Cứu tinh duy nhất Của vạn loài chúng sanh, là vị Thế Tôn cao cả, vị lương y siêu phàm trị bệnh tâm Hoàn cho nhân loại, đưa nhân loại từ phiền não đau thương đến an vui giải thoát. Nhưng đã là thầy thuốc thì kết quả còn phải do bệnh nhân có chịu uống thuốc hay không ? Sau khi đi sâu vào cuộc đời đức PHẬT, chúng ta cung kính cảm phục, tôn thờ đức PHẬT, vì đức PHẬT xuất hiện như một con người, chứ không phải như một Thượng đế hay một Thần linh, mặc dù Ngài là vị Boà TÁt hiện thân. Đạo PHẬT là đạo Nhân bản, đạo Của Tình thương, Của Trí tuệ, Của Dũng lực. Một đạo khẳng định khả năng Của con người dựa trên nghị lực Của bản thân, có thể đạt tời chân lý Của Cứu cánh và hạnh phúc Hoàn toàn. Đạo PHẬT là một đạo rất Người./-

HUYNH TRƯỞNG CẦN SƯU TẦM ÔN TẬP VÀ NGHIÊN CỨU THÊM :

1.- Lịch sử Đức PHẬT Thích ca (Trong PHẬT Pháp 4 cấp do T. Minh Châu, T. Thiên Ân, T. Đức Tâm, Chơn Trí biên soạn - BHDTƯ/GĐPTVN xuất bản).

2.- Ánh đạo vàng Của Võ Đình Cường

3.- Đạo PHẬT tập 2 Của huyền Chân (Đoàn PHẬT Học Đức Dục)

4.- Lịch sử Đức Thích Ca Mâu Ni (PHẬT học Phổ thông khóa 1 Của ban Hoằng Pháp PGVN).

5.- Chìa khóa học PHẬT CủaThanh Từ.

6.- Khám phá vũ trụ và đời người CủaVương Quốc Đạt.

7.- Đời đức PHẬT Thích Ca, một guông sáng cho nhân loại (Của nguyên Phương, trong báo Giác Ngộ số 1 - PL2512).

8.- Đời đức Bổn sư Thích Ca Thế Tôn Của Tuyết Sơn (trong Viên âm số 114 - PL. 2515)

9.- Đức PHẬT thế kỷ Của chúng ta Của T.Nhất Hạnh (Từ quang số 115).

10.- Kinh Ưu Bà Tắc giới.

CÂU HỎI THẢO LUẬN :

1.- Hãy phân tích từng giai đoạn trong cuộc đời đức PHẬT để rút ra ý nghĩa cao cả về cuộc đời Của Ngài.

2.- Huyền Chân có nói : "PHẬT Thích Ca và Đạo PHẬT sở dĩ có sức thuyết phục đối với chúng ta, chính vì PHẬT xuất hiện như một con người, chứ không phải như một Thần linhhay Thượng đế". Hãy dựa vào lịch sử đức PHẬT để chứng minh điều ấy.

3.- Qua cuộc đời đức PHẬT ta có thể rút ra tinh thần bình đẳng trong PHẬT giáo không? Tinh thần đó như thé nào ?

4.- Khi vưà ra đời, đức PHẬT ứng khẩu thốt lên câu nói : "Thiên thượng, Thiên hạ duy ngã độc tôn". Như vậy có phải đức PHẬT đã cho mình là đấng tối thượng không ?Hơn nữa giáo pháp Của PHẬT chủ trương "vô ngã" như vậy câu nói đó có mâu thuẩn không ? Hảy giải nghi. "Lạ thay" : "Tất cả chúng sanh đều có đủ trí tuệ, đức tướng Của PHẬT. Chỉ do vì vọng tưởng, chấp trước

mà không chứng được đạo quả. Nếu bỏ vọng tưởng thì trí tuệ hiện tiền đầy đủ". (Câu nói đầu tiên sau khi thành PHẬT dưới gốc cây Boà Đề Của đức Thích Ca Mâu Ni).(ST)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét